Phạm vi ứng dụng của cọc khoan nhồi trong thi công xây dựng công trình

04/01/2023 - Đào tạo
Cọc khoan nhồi là gì, cấu tạo của cọc khoan nhồi, ưu nhược điểm so với cọc khác như thế nào? Tại sao thi công nhà cao tầng lại thi công cọc nhồi… là điều mà nhiều anh chị hay thắc mắc. Bài viết sau Phạm Gia xin trình bày chi tiết về cọc nhồi để mọi người tham khảo.

Tìm hiểu về cọc khoan nhồi

1. Cấu tạo cọc khoan nhồi

  • Là cọc được thi công đổ bê tông trực tiếp tại hiện trường bằng phương pháp tạo lỗ hoặc ống thiết bị.
  • Móng cọc khoan nhồi gồm 3 bộ phận: Cọc, đài cọc và đất bao quanh cọc.
  • Cọc: là bộ phận chính có tác dụng truyền tải trọng xuống đất thông qua ma sát quanh thân cọc và lực chống ở mũi cọc.
  • Đài cọc: liên kết các cọc thành 1 khối và phân bố tải trọng lên cọc. Tùy vào vị trí của cọc trong hệ đài cọc mà lực phải chịu của mỗi cọc sẽ khác nhau.
  • Đất bao quanh cọc: ma sát quanh thân cọc để tiếp nhận 1 phần tải trọng.

Xem thêm: công ty tư vấn giám sát uy tín 

2. Phương pháp thi công cọc khoan nhồi

  • Phương pháp thi công ướt: vữa được dùng để giữ khoang lỗ mở trong suốt quá trình đào hố.
  • Phương pháp thi công bằng thiết bị tạo lỗ.

cọc khoan nhồi

Ưu điểm của cọc khoan nhồi

Thi công cọc khoan nhồi có 2 ưu điểm chính về mặt kết cấu và thi công mà những loại cọc thi công bằng phương khác không có

Về mặt kết cấu:

  • Cọc khoan nhồi chịu tải tốt hơn 1-2 lần so với phương pháp như: cọc ép, hay cọc đóng.
  • Có thể thi công ở mọi địa hình, chiều sâu không giới hạn. Nếu thi công cọc ép hoặc đóng khi gặp lớp đất đá mỏng thì cọc bị chối giả dẫn đến không thi công được.
  • Cọc khoan nhồi có thể thực hiện được ở những lớp đất cứng, đá cứng, nơi mà cọc đóng không đạt tới được.
  • Khả năng chịu tải trọng ngang lớn do cọc khoan nhồi được thi công liền khối, không phải hàn nối như cọc ép giúp nền móng tốt hơn.
  • Công nghệ thi công cọc nhồi được sử dụng rất nhiều máy móc hiện đại, giúp đảm bảo chính xác khi thi công cọc theo phương thẳng đứng.

Về quá trình thi công:

  • Nhờ được đổ trực tiếp nên tận dụng tối đa khả năng làm việc của vật liệu, giảm số lượng cọc trong đài móng. Nhờ đó giảm chi phí xây dựng móng.
  • Có thể thi công ở mọi địa hình. Đối với thi công trong thành phố thi công cọc khoan nhồi giảm được tiếng ồn so với cọc đóng.

Nhược điểm của cọc khoan nhồi

  • Do đổ trực tiếp tại hiện trường, phần cọc lại âm xuống đất nên rất khó kiểm soát được chất lượng cọc. Vì vậy, quy trình thi công và kiểm tra phải đảm bảo quy trình để kiểm soát chất lượng.
  • Do đất hố đào bị thay thế bằng bê tông nên trong quá trình thi công đào nếu ống vách có sự cố sẽ dễ dẫn đến làm hư hại các công trình xung quanh.
  • Do thi công trực tiếp ngoài hiện trường nên thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công.

Phạm vi sử dụng của cọc khoan nhồi

Do có ưu thế về mặt khả năng chịu lực rất lớn, không giới hạn về chiều sâu đào và được thi công ở mọi địa hình nên cọc khoan nhồi được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong các công trình xây dựng như:

  • Công trình xây dựng dân dụng: thi công nhà cao tầng
  • Công trình xây dựng công nghiệp có kết cấu và tải trọng lớn: nhà xưởng, nhà máy
  • Các công trình cầu, cảng: cầu vượt sông, cầu vượt biển, cảng sông, cảng biển.

cọc khoan nhồi

Lưu ý khi thi công cọc nhồi

  • Kiểm tra chất lượng cọc đầy đủ bằng phương pháp siêu âm cọc.
  • Độ nghiêng của cọc không được vượt quá 1:100 theo phương thẳng đứng.

Trên đây là những ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi và phạm vi ứng dụng của cọc khoan nhồi. Lưu ý trong quá trình chi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình.

xem thêm: Hướng dẫn tính toán thi công móng cọc nhà dân dụng chi tiết

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Phạm vi ứng dụng của cọc khoan nhồi trong thi công xây dựng công trình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.22516 sec| 759.352 kb