9 kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà bạn không thể bỏ qua
1 Xác định nhu cầu sử dụng nhà ở chuẩn bị xây
Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên trước khi xây nhà. Bởi vì nếu xây nhà để ở riêng một mình thì bạn có thể thiết kế các khu vực chức năng theo ý muốn. Ngược lại, nếu có những người khác cùng sinh sống trong căn nhà thì bạn cần xem xét các vấn đề sau:
-
Ngôi nhà được xây dựng nhằm mục đích gì, cụ thể là để ở, kinh doanh, kết hợp để ở và kinh doanh hay cho thuê.
-
Tổng số thành viên sẽ sinh sống cố định trong căn nhà, cũng như độ tuổi/nghề nghiệp/tình trạng sức khỏe của từng người.
-
Những ai sẽ thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại nhà thời gian ngắn.
-
Ngoài ra, những ai sẽ ở lại nhà trong thời gian dài (tháng).
Khi nắm bắt rõ các thông tin trên sẽ giúp bạn biết được nên sắp xếp, phân chia các khu vực chức năng như thế nào cho hợp lý và thuận tiện.
2 Xác định được quy mô xây dựng nhà
Kinh nghiệm thứ 2, gia chủ sẽ bạn sẽ biết được tổng số lượng người sẽ lưu trú trong căn nhà. Qua đó, bạn sẽ xác định được căn nhà cần có những khu vực chức năng nào, số lượng các khu vực chức năng, số tầng và tổng diện tích.
Sau đó, bạn cần tìm hiểu các quy định về xây dựng nhà ở theo khu vực của Nhà nước hiện hành về:
-
Chiều cao ngôi nhà tối đa được phép xây dựng
-
Số tầng của ngôi nhà tối đa được phép xây dựng
-
Diện tích tối đa của ngôi nhà được phép xây dựng
Căn cứ trên hai yếu tố này, gia chủ sẽ dễ dàng thảo luận với chủ thầu chính xác cách chia diện tích thế nào cho hợp lý mà vẫn đáp ứng đúng quy định của nhà nước về xây dựng.
3 Dự trù tổng chi phí xây dựng nhà ở
Để dự tính được kinh phí xây dựng nhà ở, điều đầu tiên là bạn cần hiểu rõ chi phí xây dựng nhà ở bao gồm những gì.
-
Trường hợp bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có căn nhà cũ thì phải tốn thêm chi phí phá dỡ nhà và san lấp mặt bằng.
-
Trường hợp bạn xây nhà trên nền đất yếu thì phải tốn thêm chi phí gia cố móng để đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà.
-
Bên cạnh đó, chi phí cấp phép xây dựng phụ thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng.
-
Thông thường, chi phí xây dựng cơ bản được tính bằng chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện + chi phí nhân công + giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu.
-
Chi phí mua sắm vật tư thiết bị sẽ phụ thuộc vào quy mô xây dựng và nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng. Đây chính là hạng mục tiêu tốn chi phí khá lớn.
-
Chi phí thiết kế sẽ phụ thuộc vào kiểu nhà bạn muốn xây như thế nào. Ví dụ đơn giản hay phức tạp, theo mẫu có sẵn hay ý tưởng cá nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công xây dựng vẫn sẽ có thêm các chi phí phát sinh cho dù đã tính toán kỹ thế nào. Do đó, bạn nên chuẩn bị thêm 10% tổng các chi phí ở trên.
4 Tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công uy tín
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, gia chủ cần phải tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công uy tín để thi công xây dựng ngôi nhà. Bạn cần tham khảo ý kiến của một số đối tượng như:
-
Chuyên gia phong thủy: Xét về phong thủy, bạn cần tham khảo cẩn thận về hướng xây nhà, các phạm trong thế đất và phương cách xử lý, cũng như tuổi xây nhà hợp lý, tháng xây nhà đẹp,…
-
Kiến trúc sư: Trước khi quyết định gặp mặt kiến trúc sư thì gia chủ cần chuẩn bị về phong cách mình mong muốn như hiện đại, truyền thống, đơn giản, sang trọng, cầu kỳ. Sau đó, kiến trúc sư sẽ kết hợp với ý kiến của chuyên gia phong thủy để xây dựng thiết kế chung.
-
Đơn vị thi công: Bạn nên chọn những đơn vị thi công uy tín đảm bảo chất lượng. Hơn nữa bạn cũng nên để đơn vị thi công chốt phương án thi công khả thi trên bản thiết kế nhà của kiến trúc sư. Điều này sẽ giúp gia chủ tránh trường hợp, khả năng thi công không phù hợp với ý tưởng thiết kế.
5 Chốt thiết kế cuối cùng
Khi đã xác định đúng nhu cầu cơ bản của gia đình và phong cách nhà thì sẽ chốt thiết kế cuối cùng. Điều này sẽ tránh các thay đổi gây chậm tiến độ, nhất là với lần xây nhà đầu tiên, gia chủ dễ trong tâm lý lo sợ.
Ngoài ra, gia chủ cần phối hợp với kiến trúc sư để hoàn thiện phối cảnh, mặt tiền và điện nước nhằm đáp ứng đúng ý các nhu cầu sinh hoạt.
6 Xin giấy phép xây dựng nhà
Thực tế, công đoạn cần tiến hành song song với việc thiết kế, gia chủ và nhà thầu phải chuẩn bị từ trước để đảm bảo hoàn thiện kịp tiến độ ban đầu mong muốn.
Khi đã đủ giấy tờ hợp lệ, thì gia chủ chi cần đợi 30-45 ngày để xin phép xây dựng được hoàn tất. Sau đó, chủ thầu thi công có thể tiến hành xây dựng nhà.
7 Ký hợp đồng với đơn vị nhà thầu thi công
Sau khi đã kiểm tra kỹ các đơn vị thi công uy tín thì gia chủ và đơn vị thi công tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, gia chủ cần chú ý các khoản cam kết về chi phí, tiến độ, hạng mục xây dựng, cũng như các phần phạt hợp đồng và cam kết.
8 Tìm đơn vị/người giám sát thi công
Việc tìm đơn vị/ người giám sát thi công cũng rất cần thiết. Bởi vì nếu không có người giám sát công trình sẽ có thể xảy ra trường hợp nhân công hoặc người bên ngoài lấy trộm vật liệu, tiền bạc. Thậm chí, thợ làm ẩu cho nhanh xong hoặc kéo dài thời gian hoàn thành nhà ở.
Ngoài ra, nhà thầu thi công xây dựng còn sai phạm so với bản thiết kế đã thống nhất từ trước. Do đó, bạn có thể cân nhắc thuê đơn vị giám sát công trình uy tín ở ngay tại bạn sinh sống hoặc nhờ vả người thân quen có kiến thức về xây dựng và chịu khó ở tại hiện trường thi công. Khi đó, người giám sát sẽ có trách nhiệm là báo cáo tình hình thi công lại cho bạn, nhất là những điều chỉnh về thiết kế.
9 Làm quen hàng xóm
Ngoài các yếu tố trên thì làm quen hàng xóm cũng khá quan trọng mà gia chủ không nên bỏ sót, nhất là những khu vực nhà phố. Bởi vì làm nhà trong khu dân cư đông đúc sẽ gây phiền toái cho hàng xóm suốt thời gian thi công. Chẳng hạn như tiếng ồn, nhân công xây dựng và thậm chí có thể gây hỏng hóc cho nhà hàng xóm.
Do đó, bạn nên mang một ít bánh quà qua thăm hỏi hàng xóm để mọi việc trở nên thuận lợi hơn. Đến khi hoàn thành ngôi nhà, gia đình bạn đến sống thì cũng dễ dàng hòa nhập với mọi người hàng xóm hơn.
Trên đây là Phạm Gia chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các gia chủ xây nhà lần đầu trở nên đầy kinh nghiệm và vững vàng hơn. Chúc các bạn sẽ hoàn thành công trình nhà ở của mình thuận lợi và như mong muốn nhé.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm