Các kinh nghiệm thi công tối ưu hóa chi phí cho gia chủ

23/08/2022 - Kiến thức xây dựng

Tổng hợp các kinh nghiệm thi công công trình được Phạm Gia đúc rút và chia sẻ. Kính mời quý vị và các quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây:

Thi công công trình xây dựng là gì?

Căn cứ vào Điều 3 bộ Luật Xây dựng năm 2014. Thi công xây dựng công trình là hoạt động gồm có: Xây dựng, lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới; Phá dỡ các công trình; Cải tạo, sửa chữa, di dời, tu bổ hoặc phục hồi; Bảo hành hay bảo trì công trình xây dựng.

Các loại công trình thi công thường thấy gồm:

  1. Nhà ở;
  2. Các công trình công cộng;
  3. Công trình kinh doanh, được xây dựng kiểu công nghiệp.

Bao gồm 4 giai đoạn thi công lần lượt là:

  • Giai đoạn 1: San lấp và giải phóng mặt bằng. Chuẩn bị cho công tác thi công công trình.
  • Giai đoạn 2: Thi công nền, móng. Chất lượng công trìnhh có tốt hay không, chắc chắn hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nền móng. Nếu nền móng tốt thì chất lượng công trìnhh mới được đảm bảo.

  • Giai đoạn 3: Thi công phần thô. Đây là giai đoạn định hình các cấu trúc thiết kế của công trình
  • Giai đoạn 4: Hoàn thiện công trình. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: lắp đặt các đường và thiết bị điện, nước; ốp lát gạch đá; sơn; bố trí nội thất...

Kinh nghiệm thi công công trình

Bước đầu tiên: Xin giấy phép xây dựng

Trước khi khởi công xây dựng, quý vị nhất định cần xin giấy phép xây dựng từ các cơ quan chức năng. Đây là bước đầu tiên và cũng là hợp pháp hoá quá trình thi công và công trình của quý vị.

Dưới đây là hình ảnh của hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, quý vị có thể tham khảo qua:

kinh nghiệm thi công tối ưu hóa chi phí cho gia chủ
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng​ là bước quan trọng đầu tiên

 

Hồ sơ xin giấy cấp phép bao gồm:

  1. Đơn xin cấp phép xây dựng.
  2. Bản thiết kế nhà.
  3. Sơ đồ công trình, mạch nước..
  4. Bản sao quyền sở hữu đất.
  5. Trong trường hợp công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì cần có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Xác định và lựa chọn vật liệu xây dựng

kinh nghiệm thi công tối ưu hóa chi phí
Lựa chọn vật liệu xây dựng cũng là bước cực kỳ quan trọng trong tối ưu hóa chi phí thi công

Việc lựa chọn các vật liệu xây dựng kỹ càng giúp đảm bảo chất lượng, mỹ quan cho công trình. Trên thị trường hiện nay, vật liệu xây dựng rất đa dạng về mẫu mã và giá thành,.. Bởi vậy nên quý vị có có thể dễ dàng lựa chọn vật liệu xây dựng. Kể cả là thi công công trình dân dụng hay các công trình công nghiệp.

Tuy nhiên điều đó cũng mang lại điểm bất tiện nhất định. Nếu quý vị không có kinh nghiệm thì sẽ rất dễ mua phải hàng giả, hàng nhái với giá thành cao. Không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn khiến cho chất lượng của công trình không đảm bảo. Vì vậy, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn vật liệu thì nên tìm một người (hoặc một đơn vị tư vấn giám sát) có kinh nghiệm giúp đỡ. Hoặc quý vị nên lựa chọn đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng uy tín.

Bước 3: Lựa chọn nhà thầu giám sát công trình

Một trong số những kinh nghiệm thi công công trình không thể không nhắc tới đó là lựa chọn nhà thầu. Nếu có kinh nghiệm quý vị có thể tự mình giám sát thi công công trình để tối ưu chi phí. Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm thì cần phải thuê nhà thầu giám sát. Điều này sẽ giúp chất lượng và tiến độ công trình được đảm bảo; Lựa chọn được các nguyên vật liệu tốt nhất; Bắt được xu hướng xây dựng, thiết kế đang thịnh hàng.

Việc lựa chọn nhà thầu chất lượng, uy tín, quý vị có thể tham khảo từ người thân, bạn bè hoặc trên mạng. Nên chọn các nhà thầu có kinh nghiệm thi công công trình xây dựng và có tên tuổi

Một số tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu

Dưới đây là một số tiêu chuẩn mà Phạm Gia đã đúc rút kinh nghiệm. Hy vọng sẽ giúp quý vị chọn được nhà thầu uy tín, tận tâm.

  1. Trình độ chuyên môn: Bởi vì mỗi công trình có phong cách và đặc điểm thiết kế riêng. Do đó yêu cầu người giám sát phải có chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm thi công. Nhờ vậy mới có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ của bản thiết kế và tiến độ thi công.
  2. Đảm bảo tiến độ thi công: Quý vị nên chọn nhà thầu đưa ra được bản kế hoạch quá trình thi công chi tiết. Điều này sẽ giúp hạn chế được việc trì trệ, chồng chéo, mất thời gian. Bản kế hoạch cũng như một lời cam kết của đơn vị tư vấn giám sát với khách hàng.
  3. Đảm bảo an toàn lao động: Các tình huống bất ngờ và nguy hiểm luôn tiềm ẩn trong quá trình thi công. Chính vì vậy, quý vị cần chọn lựa nhà thầu đảm bảo được an toàn của lao động và chính gia đình mình.
  4. Cuối cùng là giá thành thi công.

Lựa chọn Phạm Gia là nhà thầu giám sát xây dựng số 1.

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phạm Gia là đơn vị giám sát thi công xây dựng công trình uy tín. Được quý vị khách hàng tin tưởng giao trọng trách. Luôn đảm bảo chất lượng, tín độ của công trình. Phạm Gia luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của quý vị. Dựa vào kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của mình, chúng tôi đưa ra những phương án hợp lý, phù hợp. Rất hy vọng có cơ hội được hợp tác cùng quý gia chủ.

Một số kinh nghiệm và kiến thức xây dựng được chúng tôi tổng hợp và viết lại tại đây. Quý vị có thể tham khảo qua Group: kinh nghiệm làm nhà để hiểu thêm.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Các kinh nghiệm thi công tối ưu hóa chi phí cho gia chủ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.07146 sec| 745.75 kb