Cách xử lý tai nạn công trình trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở

09/12/2022 - Đào tạo
Tai nạn công trình là điều thường xuyên gặp phải trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở, trách nhiệm giải quyết tai nạn thuộc về ai và xử lý như thế nào. Các bạn cùng phạm gia đi tìm hiểu quy trình xử lý nhé.!  

Tai nạn công trình là điều thường xuyên gặp phải trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở, trách nhiệm giải quyết tai nạn thuộc về ai và xử lý như thế nào. Các bạn cùng phạm gia đi tìm hiểu quy trình xử lý nhé.!  

I. Tai nạn (sự cố) công trình xây dựng là gì?

Tai nạn công trình xây dựng trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình. Theo luật Xây dựng 2014.

II. Phân loại cấp tai nạn công trình trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở

Tùy theo mức độ thiệt hại công trình nhà hoặc thiệt hại về người, quy định chia thành ba cấp độ sự cố tai nạn công trình như sau :

1. Sự cố cấp I bao gồm:

- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;

- Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.

2. Sự cố cấp II bao gồm:

- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người;

- Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III.

3.  Sự cố cấp III

Bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy định tại (1), (2) nêu trên.

Đối với công trình nhà xây dựng nhà phố là công trình xây dựng cấp IV. Nhưng nếu tai nạn công trình chết nhiều người trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở thì tùy vào mức độ số người chết để cơ quan chức năng xếp loại sự cố của công trình xây dựng nhà ở của mình ở cấp độ tương ứng.

 

III. Trách nhiệm giải quyết sự cố trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở

Căn cứ vào tình hình hình sau khi giám định lỗi để xác định lỗi thuộc về ai và trách nhiệm xử lý như thế như thế nào

1. Trách nhiệm của chủ nhà và nhà thầu thi công xây dựng công trình

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, khi xảy ra sự cố, chủ nhà (chủ đầu tư) và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:

- Thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra;

- Tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Chờ cơ quan chức năng đến xác định, giám định hiện trường.

Các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.

Chủ nhà (chủ đầu tư), nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

giám sát xây dựng nhà ở
Nhãn

2. Trách nhiệm của cơ quan chức năng trong giải quyết sự cố tai nạn công trình

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

- Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.

- Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận.

+ Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn.

- Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố.

- Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn.

Sau khi khắc phục sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng.

3. Cách lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng nhà ở

Chủ đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố theo Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau:

- Biên bản kiểm tra hiện trường:

+ Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố;

+ Địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố;

+ Tình trạng công trình khi xảy ra sự cố;

+ Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản;

+ Sơ bộ về nguyên nhân sự cố.

- Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.

- Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.

- Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

Tai nạn công trình là điều không ai mong muốn trong xây dựng vậy nên khi thi giám sát xây dựng nhà ở các bên nên chú ý vào công tác an toàn để tránh thiệt hại về người và tài sản, đối mặt phải đi xử lý rắc rối với các cơ chức năng.

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cách xử lý tai nạn công trình trong quá trình giám sát xây dựng nhà ở

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.10626 sec| 778.438 kb