Hướng dẫn kỹ thuật thi công thép dầm xây dựng
Bản vẽ kỹ thuật thi công bố trí cốt thép của dầm
Trong bản vẽ kỹ thuật thi công bao gồm bản vẽ cốt thép và bản vẽ ván khuôn. Bản vẽ kỹ thuật thường được thực hiện bởi các Kiến Trúc Sư có kinh nghiệm, thể hiện rõ ràng chi tiết về các thông số hình dáng, chiều dài, số lượng, đường kính,… để quá trình thi công trở nên dễ dàng. Người trực tiếp dám sát công trình thường sẽ cần đến 30 phút học cách của đọc bản vẽ thiết kế.
– Mặt cắt và mặt ngang là hai phần chính của bản vẽ.
– Trục dầm là trục được vẽ ở mặt chính và nhìn từ bên cạnh. các bản vẽ mặt ngang theo trục dầm là sự thay đổi của cốt thép.
– Phần bê tông trong bản vẽ được quy ước là trong suốt nên các thành phần còn lại được thể hiện rõ ràng và chính xác với các thông số về kỹ thuật.
Đối với thép tăng cường phía dưới bụng thép bé hơn 1/5l nhịp dầm kể từ tâm gối nhịp. Và khoảng cách giữa 2 đoạn cắt thép phải lớn hơn h. Tại vị trí giao nhau giữa dầm phụ và dầm chính thì việc bố trí thép có thể vướng vào nhau.
– Cốt thép đai được thể hiện trên mặt cắt. Trên mặt chính của bản vẽ có thể vẽ toàn bộ cốt thép đai hay chỉ cần vẽ một vài đai để đại diện cho từng đoạn
– Khi cốt thép đai được đặt không đều nhau một khoảng s1,s2,…thì phải chỉ rõ số lượng của đai với khoảng cách s1 của từng đoạn hoặc chiều dài đoạn dầm. Trong đó gồm đặt cốt thép đai với si.
– Hình dạng cũng như kích thước của cốt thép sẽ được thể hiện rõ ràng ở trong bảng thốg kê
– Mỗi cốt thép được kí hiệu bằng một con số đặt ở vị trí trong vòng tròn. Mỗi số dùng cho một số loại thanh thép có hình dạng và kích thước tương tự nhau, có thể đặt ở những vị trí khác nhau
– Số liệu về cốt thép phải được ghi rõ ràng và ở nơi dễ thấy nhất trên bản vẽ. Thường in trên cốt thép đó được thể hiện lần đầu, ở vị trí khác chỉ cần ghi kí hiệu nếu xét thấy không thể gây ra sự nhầm lẫn. Việc ghi nhắc lại số liệu này ở một vài nơi trên thanh nhằm làm rõ thêm.
– Trên mỗi bản vẽ thiết kế cần ghi đầy đủ, rõ ràng kích thước và kí hiệu của cốt thép
– Với các mặt cắt có hình dạng cũng như kích thước tương tự nhau thì có thể chỉ cần ghi một lần ở mặt cắt đại diện
– Cần ghi chú rõ ràng về chiều dày của lớp bê tông bảo vệ
– Riêng những khoảng hở trên cốt thép, khi bố trí cần phải bảo đảm đủ yêu cầu còn trên bản vẽ thiết kế có thể không cần ghi.
– Trong bản vẽ cốt thép, cần có mục ghi chú và các bảng thống kê. Trong phần ghi chú cần trình bày rõ những số liệu, những vấn đề trong quá trình thi công mà chưa được thể hiện trên các hình vẽ.
– Bảng thống kê chính là cơ sở để sản xuất ra các thanh cốt thép cần phải làm theo đúng thiết kế (về hình dáng, kích thước, đường kính, số lượng….)
– Trong trường hợp ở bản vẽ thiết kế của cốt thép với đầy đủ thông tin về kích thước thì trong bảng thống kê không cần phải nhắc lại.
– Trong bảng thống kê này cũng có thể thêm vào các thư mục một số thông tin như tổng chiều dài và tổng trọng lượng của cốt thép mà cung cấp vật liệu.
Cách bố trí thép dầm chính là với phương dọc, trong quá trình bố trí cốt thép dầm cần chú những nguyên tắc cơ bản sau: Trong vùng momen dương đặt ở phía dưới còn âm cốt thép dọc chịu kéo As ở phía trên. Ở mỗi một vùng cần phải tính toán và lựa chọn nên đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất.
Dầm BTCT được định nghĩa là kết cấu kiện nằm ngang và chịu lực tác động của lực mô men uốn kết hợp với lực cắt. Trên một tiết diện thẳng góc, cốt thép được bố trí theo tính toán dựa trên những điều kiện về khả năng chịu lực của mô men uốn.
Nguyên tắc bố trí cốt thép trong tiết diện ngang cho dầm BTCT
Tuy vậy, trong một số các trường hợp hiếm gặp, kết cấu của kiện nằm ngang còn chịu thêm tác động của lực dọc (hay hệ thống khung giằng). Lúc này, trong quá trình thi công, chúng ta cần phải cân nhắc để tính toán khả năng chịu lực của dầm và dầm kéo uốn cũng như cột. Sau đây là một vài cách bố trí thép dọc dầm do Trạm Bê Tông Tươi tổng hợp:
Bố trí cốt thép chịu lực
Khoảng cách giữa 2 thanh thép chịu lực cần lấy phải lớn hơn 0,05%
Khi bề rộng dầm > 100mm, khoảng cách giữa 2 thanh thép lớp dưới phải lớn hơn đường kính Ø thép và bằng hoặc lớn hơn 25mm. …
Neo nối cốt thép
Nối cốt thép: nối cốt thép vừa phải đảm bảo an toàn trong vùng kết cấu dầm không chịu mô men uốn lớn.
Chọn đường kính cốt thép dầm dọc
+ Cốt thép chịu lực của chỉ số đường kính dầm sàn sẽ dao động trong khoảng từ 12-25mm
+ Tại dầm chính, bạn có thể lựa chọn những phương pháp bố trí thép theo đường kính lên tới 32mm
+ Lưu ý rằng, bạn không nên lựa chọn loại thép có đường kính lớn hơn 1/10 so với toàn bộ bề rộng dầm
+ Trong thi công không nên dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực để thuận lợi hơn. Mỗi đường kính chênh lệch dao động trong khoảng 2mm là vừa.
+ Trong quá trình sắp xếp hệ thống cốt thép tại tiết diện, tốt nhất bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về khoảng hở để bảo vệ cốt thép.
Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Cần phải phân biệt giữa lớp bảo vệ của phần cốt thép chịu lực cấp 1 với lớp bảo vệ cốt thép đai ở cấp 2. Tại những trường hợp, chiều dày của lớp bảo vệ không được nhỏ hơn so với kích thước đường kính cốt thép. Đặc biệt là nó không nên nhỏ hơn giá trị quy định như sau:
Cần phải phân biệt giữa lớp bảo vệ của phần cốt thép chịu lực cấp 1 với lớp bảo vệ cốt thép đai ở cấp 2
Cần phải phân biệt giữa lớp bảo vệ của phần cốt thép chịu lực cấp 1 với lớp bảo vệ cốt thép đai ở cấp 2
Khoảng hở của cốt thép dầm
Khoảng hở tại phần bố trí thép dầm được hiểu là khoảng cách thông thủy và chỉ số này không được nhỏ hơn trị số lớn và không được lớn hơn tại đường kính cốt thép.
Quá trình bố trí thép dầm ở móng, khi đổ bê tông tươi bạn cần phải chú ý một số quy định như sau:
+ Phần cốt thép nằm dưới phải có khoảng cách =25mm
+ Phần cốt thép phía trên phải có khoảng cách =30mm
+ Nếu như cốt thép được sắp xếp thành 2 hàng thì những phần phía trên sẽ lớn hơn 50mm (trừ hai hàng nằm ở dưới cùng). Cần phải chú ý đến vị trí đặt tại vùng cốt thép, không nên đặt chúng ở vị trí khe hở hàng dưới mà nên đặt ở hàng trên.
+ Đối với trường hợp thi công bằng dầm dùi thì khoảng hở giữa những lớp phía trên cần phải đảm bảo đút lọt dầm dùi.
Giao nhau của cốt thép dầm
Vị trí giao nhau này tạo thành điểm vuông góc giữa dầm khung (dầm chính) và dầm sàn
+ Do cốt thép ở đây có thể vướng vào nhau, nhất là ở phần thanh phía trên do đó cốt thép dầm khung cần phải nằm phía dưới với cốt dọc tại dầm sàn.
Vị trí giao nhau này tạo thành điểm vuông góc giữa dầm khung (dầm chính) và dầm sàn
Vị trí giao nhau này tạo thành điểm vuông góc giữa dầm khung (dầm chính) và dầm sàn
+ Nếu cốt thép được bố trí ở bên trên dầm sàn thành 2 hàng thì bạn nên đặt cách chúng ra để phần cốt thép dầm chính được nằm tại phần giữa của hai hàng đó.
Nguyên tắc bố trí thép dầm theo phương dọc
Trạm Bê Tông tươi xin gửi đến quý bạn đọc một số cách bố trí thép dầm chính theo phương dọc, bao gồm: bố trí thép dầm conson 2m, bố trí thép cốt, bố trí thép dầm nhịp 7m, nguyên tắc bố trí thép dầm móng, cách bố trí thép dầm sàn, bố trí cốt thép trong dầm chính…
Nguyên tắc chung về bố trí thép tăng cường trong dầm
Nguyên tắc bố trí thép dầm là tại vị trí vùng momen âm, cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía trên. Ngược lại, trong vùng momen dương, cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía dưới. Ở mỗi vùng đã tính toán và lựa chọn, cần đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất.
Để tiết kiệm được tối đa tiết diện và giảm số lượng các thanh thép thì bạn có thể thực hiện bằng cách cắt bớt đi một số thanh sắt hoặc uốn chúng chuyển vùng.
– Sau khi đã uốn hoặc cắt thép thì phải đảm bảo số lượng thép còn lại có đủ khả năng để chịu lực theo momen uốn tại những vị trí thẳng góc hay những nơi có độ nghiêng hay không.
– Phần cốt thép có khả năng chịu lực cũng cần phải đảm bảo sự chắc chắn ở đầu mỗi thanh.
Nguyên tắc bố trí thép cột độc lập
– Nguyên tắc đặt bố trí thép độc lập tại từng gối, từng nhịp bằng những thanh thẳng sẽ mang lại sự linh hoạt trong quá trình bố trí và chọn cốt thép trở nên dễ dàng và vẫn đảm bảo sự thuận tiện khi thi công. Tuy vậy, phương pháp này lại khó đạt được những yêu cầu về việc tiết kiệm chi phí xây dựng.
– Cốt thép độc lập là các thanh thép thẳng, có thể uốn tại vị trí đầu mút để làm cốt thép xiên.
– Những thanh thép xiên này thường được bố trí thép dầm móng theo khả năng chịu lực cắt và có cốt xiên dài 5Ø là những đoạn neo.
– Cách bố trí thép trong hệ thống dầm độc lập với số lượng thanh thép ở mỗi hàng tại nhịp bên, nhịp giữa và trên gối có thể khác nhau.
Nguyên tắc bố trí thép dầm giao nhau
– Tiến hành uốn các thanh chịu momen dương tại phần ở giữa nhịp lên phía trên rồi kết hợp để tạo cốt thép chịu momen âm.
– Cách uốn để phối hợp được những thanh thép xiên này là cần phải đảm bảo được những yếu tố về tính cân xứng tại những nơi mặt phẳng đứng chứa trục của dầm hay ở những đoạn thanh thép nằm ở phần mặt phẳng đứng. Trong quá trình này, bần phải lưu ý rằng, không nên uốn chéo cốt thép, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình.
Cách bố trí cốt thép trong dầm giao nhau
– Việc thiết kế thép dầm giao nhau sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí dành cho chủ đầu tư nhưng lại làm cho quá trình thi công xây dựng khó khăn và phức tạp hơn.
– Cách bố trí thép trong dầm là phương án thiết kế thép chịu momen dương tại phần giữa nhịp và uốn thanh lên gối.
– Quá trình thi công bố trí thép dầm không thể làm một lần là xong mà cần phải được thực hiện nhiều phương án để giúp tìm ra phương pháp bố trí hợp lý nhất.
– Trường hợp đầu mút của cốt thép để thẳng bị lẫn vào hình chiếu của thanh thép khác thì dùng kí hiệu móc nhọn để diễn tả như hình dưới.
5. Đặt cốt thép phối hợp
Đem uốn thanh chịu momen dương nằm ở giữa nhịp lên phía trên để kết hợp tạo nên cốt thép chịu momen âm. Như hình dưới, uốn 2 thanh thép nằm ở nhịp biên lên gối B, sau đó uốn thanh số 7 nằm ở nhịp giữa lên gối B.
Các đoạn uốn xiên này được kết hợp để làm nên cốt xiên chịu lực cắt hoặc một đoạn uốn do cấu tạo bình thường.
Đem uốn thanh chịu momen dương nằm ở giữa nhịp lên phía trên để kết hợp tạo nên cốt thép chịu momen âm
Đem uốn thanh chịu momen dương nằm ở giữa nhịp lên phía trên để kết hợp tạo nên cốt thép chịu momen âm
– Quá trình uốn phối hợp cốt thép và cốt thép xiên phải đảm bảo tính đối xứng qua mặt phẳng có trục dầm. Trục thanh của cốt thép phải nằm vị trí trong mặt phẳng thẳng đứng. Không được phép uốn chéo cốt thép.
– Việc đặt cốt thép phối hợp giúp tiết kiệm được một phần nhưng làm cho việc thi công trở nên phức tạp hơn và để bố trí đúng vị trí các thanh thép sẽ trở nên khó khăn hơn.
– Có vài phương án bố trí cốt thép phối hợp là chịu momen dương ở giữa nhịp, luôn dự kiến uốn 1 số thanh lên phần gối. Ở trên gối thiếu bao nhiêu thanh thép thì đặt thêm bấy nhiêu thanh thẳng.
– Quá trình thi công cũng như bố trí thép dầm không thể thực hiện một lần là xong mà cần được thực hiện với nhiều phương án để giúp tìm ra được phương pháp bố trí hợp lý nhất cho công trình.
Neo cốt thép vào gối
– Các cốt thép nằm phía dưới thường được neo một cách chắc chắn vào hệ thống gối tựa. Đầu mút các thanh tròn trơn được sử dụng trong khung buộc cần được uốn thành móc vòng
– Đầu mút của tất cả các thanh đều có gờ có thể để thẳng, khi cần thiết thì có thể uốn gập lên tới 90 độ hoặc 135 độ
– Với hệ số b>=150mm trong dầm, số thanh cốt thép kéo vào gối tựa bé nhất là 2 thanh và có diện tích lớn hơn k% diện tích của As cần thiết nằm ở giữa nhịp.
– Với gối biên kê tự do có hệ số k=60, với các gối tựa có k=40. Riêng với các gối biên kê tự do thì diện tích của các thanh kéo vào gối không bé hơn Aso=Qa/Rs ( Qa: là chỉ số lực cắt ở gối tựa )
– Đoạn dài neo cốt thép nằm ở vị trí gối tựa biên kê tự do bé nhất là 5Ø khi thỏa mãn được điều kiện Q<=Qbo.
– Khi không thỏa mãn được điều kiện Q<=Qbo thì đoạn dài của neo không nhỏ hơn chỉ số 10Ø
Các cốt thép nằm phía dưới thường được neo một cách chắc chắn vào hệ thống gối tựa
Các cốt thép nằm phía dưới thường được neo một cách chắc chắn vào hệ thống gối tựa
– Trường hợp với kích thước của gối tựa bị hạn chế không bảo đảm chiều dài đoạn neo mà cần thiết phải có những biện pháp neo bổ sung.
Neo cốt thép ở giữa nhịp
Khi cắt cốt thép như vậy ở mỗi đầu thanh cần xác định gồm 3 tiết diện bao gồm:
– Tiết diện F mà tại đó thanh sử dụng tối đa khả năng chịu lực
Thông thường bạn chỉ cần xác định đoạn neo W mà đoạn TF>=Lan không cần kiểm tra
Thông thường bạn chỉ cần xác định đoạn neo W mà đoạn TF>=Lan không cần kiểm tra
+ Thông thường bạn chỉ cần xác định đoạn neo W mà đoạn TF>=Lan không cần kiểm tra, chỉ cần tiến hành kiểm tra khi E nằm quá gần F
Uốn cốt thép dầm
Khi uốn cốt thép thì cần phải xác định điểm đầu nằm ở trong vùng kéo và điểm cuối trong vùng nén. Các vùng này sẽ phụ thuộc vào các thanh cốt thép đang dùng để chịu được momen dương hay âm
Khi uốn cốt thép thì cần phải xác định điểm đầu nằm ở trong vùng kéo và điểm cuối trong vùng nén
Khi uốn cốt thép thì cần phải xác định điểm đầu nằm ở trong vùng kéo và điểm cuối trong vùng nén
Cốt giá
– Trong vùng nén của dầm không chứa hệ thống cốt thép chịu lực thì cần đặt loại cốt thép cấu tạo, hay còn gọi là cốt giá để tạo ra sự liên kết với cốt đai tạo thành khung cốt thép.
– Cốt giá thường được đặt vào các góc của hệ thống cốt thép đai, thường có chỉ số đường kính từ 10mm cho đến 14mm
– Tổng diện tích của tất cả các thanh cốt giá trong dầm cần phải thỏa mãn điều kiện là lớn hơn hoặc bằng μminbho ( với chỉ số μmin=0,0005-0,001)
– Trong hình bên dưới là các thanh thép số 1 ( 2Ø12) hay còn gọi là cốt giá
Trong vùng nén của dầm không chứa hệ thống cốt thép chịu lực thì cần đặt loại cốt thép cấu tạo
Trong vùng nén của dầm không chứa hệ thống cốt thép chịu lực thì cần đặt loại cốt thép cấu tạo
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình thi công thép dầm sàn và áp dụng được những kỹ thuật cần thiết cho công trình xây dựng của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi!
Xem thêm:Tìm hiểu cách bố trí thép giằng móng cho gia chủ lần đầu xây nhà
Hhiền
bài viết ý nghĩa