Kinh nghiệm thi công móng nhà ở tư nhân tiết kiệm

27/12/2022 - Đào tạo
Ngôi nhà có đứng vững được theo thời gian hay không là nhờ móng nhà, có nhiều loại móng nhà nhưng để làm sao chọn móng phù hợp với ngôi nhà thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây chia sẻ cách chọn thi công móng nhà phù hợp cho bạn đọc tìm hiểu.

Định nghĩa móng nhà

Móng nhà  là phần nằm chung với lớp đất bên dưới chịu trực tiếp tải trọng ngôi nhà truyền xuống, giúp ngôi nhà đứng vững trong quá trình sử dụng.

Các loại móng nhà thường được sử dụng hiện nay

1. Móng đơn

 Là loại móng dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Thường được sử dụng với nền đất tốt và chịu tải trọng công trình không lớn, thường dùng cho nhà 1,2,3 tầng.

Dựa vào tính chất chịu lực của ngôi nhà người ta chia ra: Móng đúng tâm và móng lệch tâm

2. Móng băng

Móng băng là móng có kích thước 1 phương dài và 1 phương ngắn hơn nhiều so với phương còn lại, có thể đỡ tường hoặc hàng cột nhà.

Móng băng có khả năng chịu tải tương đối lớn nên thường được sử dụng cho các công trình dân dụng có khả năng giúp nhà chịu lún đều.

thi công móng nhà

3. Móng bè

Móng bè là loại móng nông được trải rộng toàn bộ diện tích xây dựng của công trình để giảm áp lực đè lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Nếu công trình có tải trọng nhỏ, nền đất khu vực xây dựng yếu thì nên sử dụng móng bè là an toàn và hiệu quả nhất để thi công móng nhà.

4. Móng cọc

Móng cọc là loại móng bao gồm phần cọc được đóng sâu xuống dưới đất và phần đài móng nằm giữa cọc và cột. Được chôn sâu dưới đất để truyền tải trọng toàn bộ ngôi nhà xuống sâu dưới đất.

thi công móng nhà

Cách chọn móng nhà tiết kiệm

Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn móng xây nhà phù hợp các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây

1. Tải trọng công trình truyền xuống móng nhà

Để có giải pháp móng phù hợp thì ta phải xem xét yếu tố tải trọng tác dụng lên ngôi nhà. Dựa vào đó mới có thể xác định được kích thước, độ sâu chôn móng và nên chọn loại móng nào cho phù hợp

2. Nền đất khu vực xây nhà

Tùy khu vực xây dựng đất tại vị trí xây nhà có đặc tính khác nhau nên cần phải thực hiện quá trình khảo sát địa chất để xác định nền đất chuẩn bị xây nhà để xem tính chất của đất: đất sét, đất cát, đất bùn…dựa vào đặc tính của đất khi đó kỹ sư thiết kế sẽ tính toán, lựa chọn móng nhà phù hợp.

3. Kết cấu móng nhà của công trình lân cận

Nếu xây chủ đầu tư xây nhà có chiều cao tương tự với công trình lân cận thì có thể lựa chọn giải pháp móng giống công trình đó. Do khu vực xây dựng gần nhau có địa chất tương đồng. Chú ý quá trình thi công xây dựng móng nhà không được làm ảnh hưởng đến nhà lân cận.

Một vài lưu ý khi thi công móng nhà

1. Trong quá trình thiết kế

Chọn kiểu móng phù hợp với địa chất xây dựng: để có được móng phù hợp thì phải tiến hành thiết kế xây dựng nhà. Dựa vào các đặc điểm như tải trọng, nền đất kỹ sư sẽ tính toán phù hợp nhất. Giúp tiết kiệm chi phí nhất khi thiết kế móng.

2. Trong quá trình thi công xây dựng

Chọn nhà thầu thi công có đủ nhân lực, máy móc để thi công xây dựng.

Lựa chọn vật liệu xây dựng chất lượng: thép, bê tông.

Chọn nhà thầu tư vấn giám sát uy tín để kiểm soát quá trình thực hiện thi công của nhà thầu diễn ra đúng quy trình, đúng kỹ thuật để tránh việc thi công không đúng như: kích thước móng không đạt, thi công thiếu thép….làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Để có giải pháp thi công móng nhà phù hợp thì phải có thiết kế. Khi đó các kỹ sư thiết kế sẽ có giải pháp thi công móng nhà phù hợp giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí.

xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Kinh nghiệm thi công móng nhà ở tư nhân tiết kiệm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.16923 sec| 762.102 kb