Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm

01/12/2022 - Kiến thức xây dựng
Để xây dựng một ngôi nhà cần rất nhiều các công đoạn cứ mỗi công đoạn lại có một quá trình chuẩn bị khác nhau. Do vậy các kinh nghiệm xây nhà là điều cực kỳ quan trọng, hãy cùng phạm gia đi tìm hiểu các bước thực hiện để xây nhà hiệu quả, tiết kiệm.

Để xây dựng một ngôi nhà cần rất nhiều các công đoạn cứ mỗi công đoạn lại có một quá trình chuẩn bị khác nhau. Do vậy các kinh nghiệm xây nhà là điều cực kỳ quan trọng, hãy cùng phạm gia đi tìm hiểu các bước thực hiện để xây nhà hiệu quả, tiết kiệm.

I. Chuẩn bị kế hoạch

1. Xác định công năng sử dụng cho hiện tại và tương lai

Nhu cầu xây nhà của mỗi người là khác nhau và cũng từng thời điểm mà chính người xây nhà sẽ có nhu cầu sửa chữa hoặc xây mới cho phù hợp. Chính vì vậy gia chủ cần phải xác định chức năng sử dụng của ngôi nhà mà mình sắp xây là gì, nó được dùng để ở, để vừa sinh sống vừa kinh doanh, để buôn bán hay cho thuê trọ... Ngoài ra bạn cũng cần phải nghĩ đến những thay đổi trong tương lai mà cần đến sự thi công nhà như con lớn lên cần phòng riêng chẳng hạn việc này đòi hỏi cần phải người có kinh nghiệm xây nhà để thực hiện.

Sau khi đã suy nghĩ về mục đích xây nhà, bạn nên cân nhắc về các nhu cầu cơ bản của một ngôi nhà như diện tích xây dựng, số lượng phòng ốc, vị trí của mỗi phòng, các tiện ích thêm như sân vườn, sân thượng,…để phù hợp với diện tích đất, quy mô gia đình.

2. Kế hoạch tài chính và dự trù tài chính sử dụng cho ngôi nhà

Kinh nghiệm xây nhà trước tiên bạn sẽ phải chuẩn bị về tài chính. Việc xác định tài chính quan trọng để các kiến trúc sư thiết kế và lên dự toán chi tiết cho ngôi nhà của bạn nằm trong dự toán chi phí, khả năng tài chính. Tránh việc trong quá trình thi công phải cắt bỏ bớt các hạng mục do không đủ tài chính dẫn đến ngôi nhà bị chắp vá không còn hài hòa như ý tưởng thiết kế ban đầu.

II. Chọn phương án thiết kế cho ngôi nhà

Nhà xây bạn là người ở, tiền là bạn phải bỏ ra để thực hiện do đó bạn  phải hiểu rõ những ý tưởng mong muốn của mình sau khi căn nhà hình thành như : hình dáng, quy mô, kiểu cách... Sau khi bạn đã hiểu rõ mong muốn của mình rồi, thì khi đó vai trò của KTS sẽ là người tư vấn và triển khai những ý tưởng của chủ nhà thành ngôn ngữ kỹ thuật trong xây dựng. Từ đó chủ thầu, kỹ sư, thợ xây dựng đều có thể hiểu được và theo đúng ý đồ chủ nhà mong muốn. Có như vậy thì việc xây nhà mới diễn ra tốt đẹp, thuận lợi, và không phải chỉnh sửa nhiều lần tránh phát sinh chi phí xây dựng.

1. Lựa chọn nhà thiết kế

Chọn các công ty thiết kế có đủ năng lực, kinh nghiệm xây nhà. Chỉ có các kiến trúc sư đủ kinh nghiệm mới có thể biến ý tưởng của bạn thành ngôn ngữ bản vẽ được.

 

2. Chọn phương án thiết kế nhà

Thiết kế nhà tiết kiệm chi phí khác với thiết kế nhà giá rẻ. Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là cần có sự cân nhắc mẫu thiết kế nhà phù hợp, diện tích đủ dùng, số tầng hợp lý, phong cách đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ tinh tế.

kinh nghiệm xây nhà
Thiết kế  phòng khách

3. Nội dung hồ sơ thiết kế cần có

- Phần bản vẽ bao gồm: Bản vẽ kiến trúc , bản vẽ kết cấu, bản vẽ điện nước, bản vẽ nội thất thể hiện đầy đủ, chi tiết tất cả các hạng mục, công việc để lúc thi công kỹ sư, công nhân có thể đọc và triển khai.

- Phần dự toán kinh phí xây dựng gồm:  tổng hợp khối lượng từng công việc, giá thành các công việc và tổng hợp chi phí từng công việc, hạng mục ngôi nhà qua đó xác định được tổng kinh phí để thực hiện xây dựng ngôi nhà của bạn.

- Các chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho thiết kế và thi công các nhà thiết kế cũng phải có.

III. Lựa chọn nhà thầu

1. Tìm nhà thầu thi công

Nhà thầu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Thực tế, có không ít trường hợp chủ nhà vì ham giá rẻ nên thuê đội thầu xây dựng tự do làm ăn thiếu uy tín. Trong quá trình xây dựng, họ tự ý “đẻ” thêm hạng mục để tăng chi phí, khi chủ nhà không đồng ý thì làm việc thiếu trách nhiệm, tự ý cắt hợp đồng. Hoặc do báo giá thấp nên nhà thầu trà trộn vật liệu xây dựng giá rẻ kém chất lượng nhằm bù lại giá thuê. Đó là chưa kể ở những công trình không có người giám sát thi công nên xảy ra tình trạng mất cắp vật liệu.

2. Các tiêu chí đánh giá để lựa chọn nhà thầu xây dựng

- Trình độ chuyên môn Kỹ sư và công nhân, kinh nghiệm nhà thầu các dự án đã triển khai để có một cái nhìn khái quát về nhà thầu.

- Máy móc thi công, trang thiết bị để thi công.

- Tiến độ thi công: Thông thường thường gian thi công cho nhà phố hoặc nhà ở là 4-5 tháng, với những công trình lớn hơn thì có thể lâu hơn nhưng không được kéo dài quá nhiều so với quy định, nếu không sẽ tăng thêm nhiều chi phí xây dựng.

- Giá thực hiện công trình: Không thể lựa chọn nhà thầu dựa vào mức giá rẻ nhất mà phải lựa chọn nhà thầu có mức giá phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình. Bạn hãy căn cứ vào biện pháp thi công của nhà thầu, đội ngũ công nhân, thiết bị máy móc,…để xác định mức giá phù hợp nhất và chọn nhà thầu đáp ứng được tiêu chí đó nhất.

3. Các hình thức hợp đồng thi công và hình thức thanh toán

Hiện nay có 3 loại hợp đồng chủ yếu giữa chủ nhà và đơn vị nhận thầu thi công như sau:

-  Xây nhà trọn gói (chìa khoá trao tay). Có nghĩa là chủ nhà bàn giao toàn bộ trách nhiệm về vật tư và nhân công, máy móc  xây dựng cho nhà thầu, chủ nhà dọn vào ở khi được xây dựng và bàn giao xong.

- Thứ hai là chủ nhà lo một phần vật tư, nhà thầu lo nhân công và một phần vật tư còn lại. Các phần vật tư chủ nhà lo thường là các thiết bị vệ sinh, thiết bị bếp, gạch ốp lát, sơn bả, thiết bị điện…

- Hình thức cuối cùng là chủ nhà sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ vật tư, đội thầu chỉ lo về nhân công. Hình thức này chủ nhà phải quản lý vật tư kỹ càng tránh bị thất thoát.

Kinh nghiệm xây nhà  chủ nhà nên chọn hình thức thứ 2  vì chủ nhà vẫn có thể chủ động trong việc lựa chọn các thiết bị, vật tư với chị phí hợp lý hoặc theo đúng ý thích của mình các vật tư phụ để nhà thầu họ cung cấp thì trong quá trình thi công họ sẽ chủ động hơn.

IV. Lựa chọn tư vấn giám sát công trình

Khi đã chọn nhà thầu thi công đáp ứng tất cả yêu cầu về năng lực, tiến độ cũng như mức ngân sách dự trù bạn không thể cứ thế mà giao phó hết trách nhiệm cho đội xây dựng. Dựa vào kinh nghiệm xây nhà tư vấn giám sát sẽ là người luôn có mặt ở công trình để kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình thi công, giám sát các công việc của nhà thầu có thi công đúng như hợp đồng được ký kết không, kịp thời báo cáo các sự việc để chủ đầu tư nắm bắt. 

1. Vai trò của tư vấn giám sát công trình

- Đảm bảo việc thi công xây lắp được thực hiện đúng hồ sơ thiết kế.

- Phát hiện, xử lý các chi tiết công trình mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.

- Hỗ trợ Chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót tại hiện trường.

2. Phạm vi công việc tư vấn giám sát công trình 

- Giám sát chất lượng thi công công trình.

- Kiểm tra biện pháp thi công và an toàn lao động.

- Giám sát tiến độ thực hiện công việc.

- Giám sát và thử nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng.

- Kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công.

- Nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định.

V. Tiến hành thi công

Trước đó, bạn cần đảm bảo các công việc từ lập kế hoạch xây nhà, làm việc với nhà thiết kế, làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng, chọn nhà thầu thi công cùng quan tâm đến đội ngũ giám sát, quản lý thi công công trình. Có hoàn thành các bước này giai đoạn tiến hành thi công nhà ở mới được suôn sẻ, giảm thiểu rủi ro, không phát sinh thêm chi phí.

1. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

- Thiết lập đường điện, đường nước chuẩn bị cho công tác thi công

- Xác định vị trí, cao độ gởi các điểm mốc để có căn cứ kiểm tra trong thi công.

- Tập kết trang thiết bị, máy móc, vật tư và nhân công cho các công tác thi công.

2. Thi công phần móng nhà

Theo kinh nghiệm thi công của các nhà thầu có kinh nghiệm xây nhà thì móng nhà là phần bên dưới của ngôi nhà, được thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Vì phần móng nhà có vai trò quan trọng trong việc chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà nên khi khi thiết kế, thi công các đơn vị thầu xây dựng thường rất chú trọng, kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết để đảm bảo được sự chắc

Đào đất hố móng, cột trụ, san sửa nền hố móng, đổ bê tông lót móng móng, lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, lắp cốp pha, tạo khuôn móng, giằng móng, cổ cột, đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột.

Móng sau khi xây xong cần được bảo dưỡng cẩn thận. Đối với những khu vực có thời tiết nóng thì cần được tưới nước thường xuyên. Trong thời gian mới xây xong, bê tông cần thời gian ninh kết và bám chặt vậy nên tránh những lực quá mạnh tác động lên móng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

3. Thi công phần phân

Một hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính: cột nhà (để truyền lực xuống đất), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang, là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.

kinh nghiệm xây nhà
Nhà đang quá trình hoàn thiện phần thô

4. Thi công hoàn thiện

Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, thi công cửa….

Vật tư để thi công hoàn thiện rất đa dạng về chủng loại và chất lượng nên gia chủ nên lựa chọn các vật tư từ các đại lý lớn để hạn chế sự gia tăng về giá cả vào thời cao điểm, đồng thời đảm bảo tốt tiến độ cung cấp vật tư cho công trình. Các kinh nghiệm xây nhà này giúp chủ nhà tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng.

5. Thi công nội thất

Đồ nội thất cũng có thể mua sẵn trên thị trường tại các showroom về đồ nội thất, tuy nhiên các đồ mua sẵn được thông thường chỉ là: sofa, giường, bàn ăn. Các đồ đạc khác như tủ bếp, tủ quần áo, tủ sách, tủ ti-vi, bàn làm việc, … thường khó mua sẵn hơn, vì nếu mua sẵn rất khó hợp với khung nhà. Trường hợp này nên sử dụng đồ gia công sẽ phù hợp hơn.

VI. Tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhà

Khi công trình được hoàn thành và đến giai đoạn nghiệm thu để đưa vào sử dụng, để xác định công trình có đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện để đưa vào sử dụng hay không, có đảm bảo chính xác các điều kiện của hạng mục công trình hay không thì bên giám sát thi công xây dựng sẽ thực hiện việc nghiệm thu công trình xây dựng. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng nhằm mục đích ghi lại nội dung nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình có đủ điều kiện để đi vào hoạt động hay không.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04873 sec| 823.039 kb