Nên thi công dầm bê tông cốt thép theo phương pháp nào
Tìm hiểu về dầm bê tông cốt thép
- Dầm nhà là bộ phận của kết cấu nhà, có tác dụng cùng với cột nhà và sàn tạo nên khung nhà giúp ngôi nhà được vững chắc. Bởi dầm, cột là những bộ phận phải chịu tải trọng chính cho ngôi nhà. Các kỹ sư thiết kế nên tìm hiểu để có lựa chọn phù hợp giúp việc thi công dầm có tính thẩm mỹ cao và chắc chắn theo thời gian.
- Dầm bê tông cốt thép là một dạng thiết kế phổ biến cho công trình dân dụng. Bởi vì giá rẻ hơn các loại dầm khác. Phương pháp thi công đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao. Giúp xây dựng nhanh chóng
- Biện pháp thi công dầm nhà bao gồm thi công đúc tại chỗ hoặc sử dụng đúc dầm nhà tiền chế để lắp ghép tại công trình. Cả hai phương pháp đều có bước đúc dầm bê tông cốt thép. Do đó việc thi công dầm bê tông cốt thép làm sao để tiết kiệm chi phí thi công là điều kỹ sư cần tính toán.
Xem thêm: Tư vấn quản lý thi công nhà ở
Có bao nhiêu loại dầm?
- Dầm là là bộ phận kết cấu chính của ngôi nhà, dầm chính là xương sống giúp ngôi nhà đứng vững theo thời gian. Nên khi tính toán và thi công, nên chọn vật liệu để thi công dầm làm sao để an toàn là điều mọi người nên chú trọng.
1. Dầm gỗ
Trước đây gỗ là vật liệu được sử dụng chính để thi công xây dựng nhà. Nhưng do phá hoại và ảnh hưởng đến môi trường nên gỗ tự nhiên nay không còn phổ biến để thi công xây dựng nhà cửa.
- Có rất nhiều loại gỗ như: gỗ hương, gỗ lim, gỗ sến….tùy từng loại gỗ lại có đặc tính khác nhau nên giá trị của các loại gỗ cũng cao tùy thuộc gỗ được sử dụng.
- Ưu điểm: Màu sắc và hoa văn đẹp tự nhiên. có thể dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm ấm áp
- Nhược điểm: Giá thành rất cao và không phổ biến trên thị trường.
2. Dầm thép
Dầm thép là dầm làm bằng thép kết cấu. Được sản xuất từ nhà máy đã sẵn sàng để sử dụng Khi nó đến trang công trình, nó có thể được kết nối và lắp ráp ngay lập tức. Do đó tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công thi công tại hiện trường.
Mặc dù dầm thép phù hợp cho các công trình nhỏ như nhà ở, nhưng phổ biến hơn với các tòa nhà cao tầng. Vì nó đòi hỏi thợ xây dựng có tay nghề cao. Nó cũng phải được sơn để chống gỉ. hoặc che bằng vật liệu chống cháy trước khi sử dụng. Nó cũng yêu cầu bảo trì liên tục.
- Ưu điểm : Được sản xuất từ nhà máy, sử dụng ngay nên có kích thước tiêu chuẩn. Lắp đặt nhanh, giảm chi phí xây dựng.
- Nhược điểm: chi phí sản xuất kết cấu thép lớn và đòi hỏi công nhân có tay nghề để thi công lắp đặt.
3. Dầm bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép là dầm được xây dựng bằng bê tông gồm xi măng, nước, cát và đá, được gia cố bằng cốt thép. để tăng khả năng chịu kéo. Dầm bê tông cốt thép là một dầm nhà rất phổ biến vì nó mạnh mẽ, ổn định, có giá thấp và là một kết cấu mà các kiến trúc sư, kỹ sư và nhà xây dựng thường sử dụng để thi công nhà.
Do đó, nó có thể được thiết kế và xây dựng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, dầm bê tông cốt thép có những điểm yếu đòi hỏi quá trình đổ bê tông phải hết sức lưu ý, bởi vì nếu không nó có thể dễ dàng gây ra vết nứt.
- Ưu điểm: khả năng chịu lực cao và bền bỉ. được sử dụng nhiều vì thép và bê tông là vật liệu dễ tìm trên thị trường để thi công rẻ hơn so với các loại dầm khác.
- Nhược điểm: Mất khá nhiều thời gian để xây dựng. Có khả năng bị nứt nếu đổ và bảo dưỡng bê tông không đạt tiêu chuẩn.
Phương pháp thi công dầm bê tông cốt thép
1. Dầm bê tông đúc tại chỗ
Là phương pháp thi công lắp ghép cốt thép theo bản vẽ thiết kế, sau khi thép được lắp ghép và tạo khuôn hình ván khuôn thì bê tông được đổ vào nhằm tạo hình dáng, kích thước dầm theo thiết kế.
Các bước thi công dầm bê tông cốt thép.
Bước 1: Lắp dựng giàn giáo
Xác định vị trí dầm theo đúng tim trục, tiến hành lắp dựng giáo dầm.
Bước 2: Thi công lắp dựng ván khuôn dầm bê tông cốt thép
Tiến hành gia công ván khuôn dựa theo bản vẽ thiết kế, chú ý thi công ván khuôn đáy dầm trước rồi mới tiến hành thi công ván khuôn thành dầm.
Bước 3: Thi công lắp dựng cốt thép dầm
Thép phải được thi công đúng và đủ số lượng theo bản vẽ thiết kế.
Bước 4: Thi công hệ thống điện nước
Hệ thống ống chờ dây điện, nước phải thi công trước khi đổ bê tông
Bước 5: Đổ bê tông dầm
Sau khi tư vấn giám sát nghiệm thu ván khuôn, cốt thép và vệ sinh đạt thì tiến hành đổ bê tông dầm.
2. Dầm bê tông cốt thép tiền chế.
Dầm đúc sẵn là dầm bê tông được đúc từ nhà máy, có kích thước tiêu chuẩn, giúp giảm thời gian thi công trên công trường và chất lượng được kiểm soát chặt chẽ hơn, đảm bảo khả năng chịu lực cho nhà.
Các bước thi công dầm đúc sẵn tại nhà máy
Bước 1: Lắp dựng ván khuôn, cốt thép dầm tại nhà máy hoặc bãi gia công.
Bước 2 : Đổ bê tông dầm sau khi được nghiệm thu kích thước dầm và số lượng thép đúng theo thiết kế.
Bước 3 : Dầm được đưa ra công trường và thi công lắp đặt.
Tạm kết
Để chất lượng công trình được đảm bảo thì trong quá trình thi công phải có tư vấn giám sát để kiểm tra quá trình xây dựng ngôi nhà anh chị.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp anh chị có cái nhìn tổng quan về dầm bê tông cốt thép và tại sao lại được sử dụng rộng rãi hiện nay như vậy. Cho dù thi công bằng phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được khả năng sử dụng và chất lượng để ngôi nhà vững chắc.
Xem thêm: Tìm hiểu cách bố trí thép giằng móng cho gia chủ lần đầu xây nhà
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm