Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng bạn cần nắm rõ 

22/11/2022 - Đào tạo
Thời gian gần đây, chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết một số nội dung về việc quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Đồng thời, trong đó còn có những quy định cụ thể về quy trình quản lý thi công xây dựng công trình. Hãy cùng Phạm Gia tìm hiểu về quy trình quản lý thi công chi tiết ngay sau đây nhé.

Thời gian gần đây, chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết một số nội dung về việc quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Đồng thời, trong đó còn có những quy định cụ thể về quy trình quản lý thi công xây dựng công trình. Hãy cùng Phạm Gia tìm hiểu về quy trình quản lý thi công chi tiết ngay sau đây nhé.

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng về nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

  • Quản lý về chất lượng thi công xây dựng công trình trong quá trình thi công.

  • Quản lý về tiến độ thi công xây dựng công trình;

  • Quản lý về khối lượng thi công xây dựng công trình;

  • Quản lý về an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;

  • Quản lý về chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

  • Quản lý về các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng 

quản lý chi phí

5 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Căn cứ vào Điều 132 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi và bổ sung một số điều bởi Khoản 50 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020. 5 nguyên tắc bao gồm những hạng mục sau:

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng cần phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá trên thị trường.

2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng bằng việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra. Vì vậy việc thực hiện các quy định pháp luật; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

3. Chủ đầu tư cần phải chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án đó vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư có thể được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

quản lý chi phí

4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư cần chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.

5. Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Một số trường hợp phải dừng thi công

Trong nghị định có nêu rõ, nhà thầu thi công xây dựng tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, đồng thời quản lý công trường xây dựng theo quy định.

Hơn nữa, nhà thầu thi công xây dựng phải kịp thời thông báo cho chủ nhà nếu như phát hiện có sự khác nhau giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công xây dựng công trình. Bên cạnh đó, hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

quản lý chi phí

Đưa ra quyết định dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hay hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng. Ngoài ra khi xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết.

Không những thế, việc dừng thi công xây dựng được thực hiện khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, hay sự cố gây mất an toàn lao động. Từ đó, có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công. Đồng thời khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Trên đây là bài viết chia sẻ về quy trình quản lý thi công chi tiết mà bạn đọc có thể tham khảo. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc  và cuộc sống nhé.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng bạn cần nắm rõ 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03936 sec| 738.477 kb