Nhiệm vụ đơn vị tư vấn trong giám sát thi công xây dựng

04/12/2022 - Đào tạo
Giám sát thi công xây dựng công trình là quá trình kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong suốt quá trình thi công nhằm đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Giám sát thi công xây dựng công trình là quá trình kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong suốt quá trình thi công nhằm đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

I. Yêu cầu đối với đơn vị giám sát thi công xây dựng

1. Về bằng cấp chứng chỉ

-     Có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo đúng nhiệm vụ giám sát.

-     Có quyết định bổ nhiệm của đơn vị giám sát với nhân viên được giao nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng.

-     Giấy phép hành nghề giám sát đối với công trình: Xây dựng, kỹ thuật hạ tầng, lắp đặt thiết bị cơ điện, phòng cháy chữa cháy

2. Yêu cầu đối với công việc giám sát thi công xây dựng

-     Trung thực, có chuyên môn nắm bắt và giải quyết công việc hợp lý và nhanh chóng.

-      Công tác giám sát thi công xây dựng cần đảm bảo:

+     Giám sát liên tục trong quá trình xây dựng.

+     Đảm bảo đúng chất lượng, khối lượng, tiến độ.

+     Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC.

II. Nhiệm vụ của đơn vị giám sát thi công xây dựng

1. Giai đoạn chuẩn bị 

-     Xác nhận các tài liệu phục vụ cho công tác giám sát thi công xây dựng do chủ đầu tư cung cấp.

+    Thiết kế kỹ thuật thi công đã được thẩm định

+     Bảng dự toán khối lượng thi công.

+     Bảng liệt kê chủng loại, chất lượng vật tư thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình (đã được phê duyệt của Chủ đầu tư và Đơn vị thiết kế).

+     Bảng tiến độ thi công tổng thể và chi tiết của nhà thầu.

+     Sơ đồ tổ chức công trường và các phương tiện, thiết bị thi công của nhà thầu

-      Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại của vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình.

- Kiểm tra các điều kiện, biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC.

giám sát thi công xây dựng 3
 Thi công cốp pha móng

2. Giai đoạn thi công

- Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của nhà thầu theo đúng thiết kế được duyệt, các điều khoản cam kết trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công của nhà thầu và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, PCCC, vệ sinh môi trường, an ninh công trường ….

- Kiểm tra chất lượng, xuất xứ, chủng loại các vật tư thiết bị đưa vào sử dụng đúng với các điều kiện cam kết.

- Lập và ghi nhật ký công trình dành cho Chủ đầu tư. Hướng dẫn lập và ghi nhật ký công trường dành cho Nhà thầu.

- Lập báo cáo khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, PCCC, vệ sinh môi trường, an ninh công trường ... cho Chủ Đầu Tư, đồng thời báo cáo chính thức

- Chủ trì họp giao ban hàng ngày để kiểm điểm công tác thi công (khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, PCCC, vệ sinh môi trường, an ninh công trường). Thành phần tham dự gồm Tư vấn giám sát và Nhà thầu.

- Tham dự họp giao ban định kỳ (thành phần tham dự gồm Chủ Đầu Tư, Tư vấn giám sát, Thiết kế và Nhà thầu).

- Phối hợp các bên để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công.

- Soạn thảo các biểu mẫu ghi chép về kỹ thuật và tham gia nghiệm thu chất lượng của từng hạng mục công việc.

- Phổ biến các biểu mẫu biên bản và tham gia công tác nghiệm thu giữa các bên trong các công tác xây lắp và lắp đặt thiết bị.

- Xác nhận khối lượng và chất lượng để phục vụ công tác thanh toán định kỳ.

- Kiểm tra và xác nhận khối lượng phát sinh (nếu có) sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ Đầu Tư, Thiết kế.

Lập báo cáo sự cố và các công việc không đạt chất lượng, đồng thời phối hợp các bên đưa ra biện pháp xử lý.

thi công xây tường
Tường gạch sau khi xây xong

3. Giai đoạn hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng

Kiểm tra, tập hợp hồ sơ tài liệu có liên quan đến công trình bao gồm: Hồ sơ pháp lý, kỹ thuật, chất lượng, hoàn công…

Hỗ trợ Chủ Đầu Tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Kiểm tra, xác nhận hồ sơ quyết toán công trình.

III. Tổ chức công tác nghiệm thu

Công tác nghiệm thu gồm 2 giai đoạn

1. Nghiệm thu từng phần, từng hạng mục

Từng hạng mục công trình sẽ được nghiệm thu từng phần

Để nghiệm thu, phải lập các bản vẽ hoàn công và thu thập đầy đủ các chứng chỉ của cơ quan quản lý Nhà nước, kết quả thí nghiệm chất lượng vật tư, thiết bị …

2. Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng

Sau khi nghiệm thu từng phần, sẽ tổ chức hội đồng nghiệm thu với Chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát công trình xây dựng.

3. Tài liệu nghiệm thu bao gồm

Bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công của nhà thầu, Bản vẽ sửa đổi (nếu có), Bản vẽ hoàn công, Chứng chỉ các loại vật liệu, Các biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn, hoàn thành đưa vào sử dụng, Báo cáo công tác tư vấn giám sát và báo cáo nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng.

Ngoài ra trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, Tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư các chứng chỉ sau đây : Chứng chỉ về PCCC : do Phòng Cảnh sát PCCC cấp, chứng chỉ về môi trường, chứng chỉ về an toàn thiết bị, chứng chỉ đấu nối hệ thống hạ tầng: Cấp nước, thoát nước…

Sau khi công trình được nghiệm thu, Chủ đầu tư được phép đưa vào sử dụng.

Trên đây, Phạm Gia đã chia sẻ đến bạn đọc nhiệm vụ của đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện giám sát thi công xây dựng. Phạm Gia mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có hiểu thêm về quá trình làm việc của đơn vị tư vấn.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Nhiệm vụ đơn vị tư vấn trong giám sát thi công xây dựng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06845 sec| 786.133 kb