Quy trình chuẩn trong tư vấn giám sát xây dựng mà bạn cần biết

19/08/2022 - Tư vấn giám sát xây dựng

Quy trình tư vấn giám sát xây dựng công trình giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ, bền, đẹp công trình. Một dự án xây dựng muốn đạt chuẩn thì cần phải có sự giám sát kỹ lưỡng theo quy trình này.

 Vậy quy trình tư vấn giám sát xây dựng gồm những gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Mục đích của quy trình  

  • Quy trình tư vấn giám sát xây dựng này quy định về phạm vi, trách nhiệm của mỗi cá nhân có liên quan tới công việc tư vấn giám sát xây dựng để các công việc được thực hiện đúng thủ tục, kiểm soát đảm bảo hoàn thành đúng quy trình thi công.
  • Là thước đo để nghiệm thu công trình liên tục từ khi khởi công công trình cho đến khi bàn giao và đưa vào sử dụng.

Những tài liệu tham chiếu, căn cứ pháp lý

  • Những thông tư, nghị định, văn bản và Luật Xây Dựng.
  • Văn bản hướng dẫn chỉ đạo của sở Xây Dựng và UBND tỉnh/ thành phố
  • ISO quản lý chất lượng 9001-2008
  • Sổ tay chất lượng thi công.
    Tư vấn giám sát xây dựng giúp cho công trình đạt đúng tiến độ
    Tư vấn giám sát thi công giúp cho quá trình thi công đảm bảo tính thẩm mỹ, tiến độ

Nội dung của quy trình tư vấn giám sát xây dựng

 Một quy trình tư vấn giám sát xây dựng đạt chuẩn thì sẽ đảm bảo cho công trình xây dựng sau khi hoàn thành có chất lượng tốt, độ an toàn đạt chuẩn. Quy trình giám sát thi công giúp cho quá trình thi công công trình đạt đúng tiến độ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đề ra.

 >>> Xem thêm: Tư vấn xây dựng là gì?

1. Kiểm tra các điều kiện để khởi công công trình

  • Đây là bước khởi đầu và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình giám sát. Người tư vấn giám sát xây dựng cần phải biết đánh giá hồ sơ thi công công trình. Họ phải thẩm tra dự toán theo quy định về kỹ thuật thì mới có cái nhìn tổng quan và tổng thể nhất về công trình được.
  • Người tư vấn giám sát xây dựng phải kiểm tra kỹ các điều kiện khởi công công trình như: Giấy phép xây dựng công trình đã được xác nhận chưa, mặt bằng xây dựng bàn giao chưa, bản vẽ thiết kế của công trình đã được đơn vị chủ đầu tư phê duyệt chưa, dòng vốn có được bố trí đủ theo tiến độ xây dựng không. Đặc biệt là vấn đề về an toàn lao động, bảo vệ môi trường có phù hợp với yêu cầu không.
  • Nắm được những điều này nếu bước đầu có sai sót thì còn có khả năng chỉnh sửa và đề xuất những biện pháp giải quyết kịp thời. Từ đó, đảm bảo tiến độ xây dựng công trình, tránh những phát sinh không đáng có.

2. Kiểm tra các yêu cầu đối với một công trình xây dựng

 Người tư vấn giám sát  phải nắm vững những yêu cầu về hồ sơ, pháp lý. Tránh được phát sinh các vấn đề nhỏ về hành chính để công trình đình chỉ hoặc thậm chí bị ngưng thi công, gây nhiều thiệt hại không đáng cho chủ đầu tư.  

3. Kiểm tra chất lượng của vật liệu xây dựng được sử dụng trong công trình xây dựng  

Trước khi khởi công công trình xây dựng, người tư vấn giám sát xây dựng cần thực hiện kiểm ta nguyênn vật liệu đầu vào cho đúng với yêu cầu của công trình. Nếu vật liệu không đạt tiêu chuẩn thì cần điều chỉnh kịp thời. Khi phát hiện bất kỳ khuyết điểm hoặc nghi ngờ thì cần phải đối mới hoàn toàn. Điều này đảm bảo cho chất lượng công trình và an toàn lao động tuyệt đối.

 4. Xây dựng và chuẩn bị để triển khai kế hoạch giám sát xây dựng

 Giám sát viên sẽ phải lập một kế hoạch chi tiết để theo dõi đảm bảo chất lượng cho quy trình giám sát thi công. Điều này có thể căn cứ theo hồ sơ thiết kế công trình, các quy định về kỹ thuật và tiến độ thi công cần đảm bảo thực hiện.

5. Đánh giá những hồ sơ thiết kế trong quy trình giám sát xây dựng

 Tiếp theo, người tư vấn giám sát xây dựng cần phải kiếm tra, đánh giá và rà soát lại tất cả những hồ sơ thiết kế thi công cũng như những quy định kỹ thuật trong mỗi hạng mục công trình nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình.  

6. Giám sát quá trình xây dựng theo mỗi hạng mục công trình  

Trong giai đoạn này, kỹ sư giám sát công trình phải theo dõi từng hạng mục xây dựng chi tiết cụ thể. Họ cần xem xét từng hạng mục thi công, số liệu thực tế trong hồ sơ cũng như đối chiếu với yêu cầu để kịp thời phát hiện lỗi và xử lý.  

7. Đảm bảo việc thi công đúng tiến độ dự kiến

 Liên tục đốc thúc công nhân để bám sát thời gian đề ra ban đầu. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu và phát hiện ra những giải pháp rút ngắn tiến độ hoàn thành. Giải pháp đưa ra không làm tăng nhiều chi phí và tiến độ.

8. Quản lý giá thành trong công trình

 Giám sát viên theo sát và nắm bắt chắc chắn giá thành vật liệu trên thị trường để tính toán kinh phí. Phát hiện và báo cáo kịp thời mức chênh giá giữa thời điểm lên dự toán và thời điểm thi công công trình. Báo cáo này giúp cho gia chủ có thể xử ký được bài toán chi phí .  

9. Lập báo cáo định kỳ

 Cần phải thường xuyên lập báo cáo định kỳ theo tuần, theo tháng, theo quý. Tránh những sai sót hạn chế trong quá trình thi công. Cũng như tiến độ xây dựng công trình hiện tại. Bản báo cáo định kỳ này giúp đề xuất những giải pháp, biện pháp xử lý kịp thời những điều cần điều chỉnh và thông báo tình hình xây dựng công trình đến chủ đầu tư.

 10. Nghiệm thu tổng thể toàn công trình xây dựng

 Cuối cùng, người tư vấn giám sát xây dựng phải nghiệm thu công trình. Phải có đảm bảo hoàn toàn không sai sót trước khi hoàn công. Trên đây là Quy trình tư vấn giám sát xây dựng chuẩn nhất, rất hy vọng bài chia sẻ hữu ích cho quý độc giả.

Hãy theo dõi thêm Kinh nghiệm làm nhà để cập nhật nhiều thông tin hơn nhé.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Quy trình chuẩn trong tư vấn giám sát xây dựng mà bạn cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06086 sec| 742.875 kb