Tiêu chí đánh giá nghiệm thu lắp dựng cốt thép trước khi đổ bê tông
Căn cứ nghiệm thu lắp dựng cốt thép
• TCVN 9115:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm thu.
• Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án: Các dự án lớn ngoài tiêu chuẩn do nhà nước ban hành sẽ có quyển chỉ dẫn kỹ thuật riêng của dự án để làm căn cứ thi công và nghiệm thu công việc xây dựng.
• Bản vẽ thi công được phát hành và hợp đồng thi công được ký kết dựa nhà thầu và chủ đầu tư.
Tại sao cần nghiệm thu lắp dựng cốt thép
Sau khi nhà thầu thi công lắp dựng cốt thép xong phải mời tư vấn giám sát nghiệm thu công tác cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông nhằm đánh giá xem công tác thi công của nhà thầu:
• Kiểm tra sự sai khác thép được thi công so với hồ sơ thiết kế được duyệt có đúng với hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công hay không?
• Đánh giá tình trạng cốt thép sau khi được lắp dựng có đạt yêu cầu để được đổ bê tông.
• Các vị trí thép chờ cột, thép chờ vách đã thi công chưa. Tránh tình trạng sau khi đổ bê tông xong lại phải đục để cấy thép.
Nội dung nghiệm thu lắp dựng cốt thép
1. Kiểm tra nguyên vật liệu.
• Kiểm tra cốt thép đúng nhà sản xuất, chủng loại, kích thước. kiểm tra thông số kỹ thuật (CO & CQ): Tùy thuộc vào dự án, chủ đầu tư lựa chọn vật liệu thép khác nhau. Ví dụ cũng là thanh thép có đường kính d20 nhưng có nhưng sử dụng thép CIII hoặc CIV. Nó khác nhau về cường độ chịu lực.
• Kiểm tra kéo đứt của thép: Trước khi thép đưa vào công trường sử dụng nhà thầu và tư vấn giám sát phải lấy mẫu thép để thí nghiệm các tiêu chí kỹ thuật của thép như cường độ chịu kéo, chịu nén, giới hạn chảy, giới hạn bền… nhằm đánh giá các thông số của thép có đúng như CO, CQ của nhà sản xuất cung cấp không.
2. Kiểm tra kích thước
• Kiểm tra khoảng cách các thanh thép theo đúng thiết kế: Số lượng và đường kính thép là thông số cơ bản và được quan tâm nhất khi nghiệm thu lắp dựng cốt thép. Việc này đơn giản vì bản vẽ thi công đều thể hiện chi tiết nên các kỹ sư chỉ cần căn cứ vào bản vẽ để thực hiện nghiệm thu.
• Chiều dài thép là bao nhiêu, có dư hay thiếu không: Trong quá trình lắp dựng cốt thép có thể do chủ quan nên 1 số trường hợp thép sẽ bị thiếu so với thiết kế hoặc lắp đặt sai vị trí. Đối với trường hợp này tư vấn giám sát sẽ yêu cầu nhà thầu thi công bổ sung cho đủ với bản vẽ nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu.
3. Kiểm tra Trắc đạc
• Kiểm tra thép đặt ở vị nào theo bản vẽ: Nhiều trường hợp thi công cốt thép bị sai vị trí do trong 1 cấu kiện có nhiều đường kính thép nên công nhân thi công hay bị thi công sai vị trí. Đối với trường hợp này, phải lắp dựng lại thép theo đúng vị trí để đảm bảo khả năng chịu lực vì kỹ sư họ đã tính toán kỹ càng vị trí nào cần gia cường thép, vị trí nào cắt thép để tiết kiệm chi phí.
• Kiểm tra thép lớp trên có đúng cao độ hay không: Đối với thi công lắp dựng cốt thép sàn thì cao độ thép lớp trên phải thấp hơn chiều dày sàn và bằng chiều dày sàn trừ đi lớp bê tông bảo vệ thép.
4. Kiểm tra biện pháp thi công
• Kiểm tra thép đặt đúng theo phương chịu lực hay không: Nhiều trường hợp thi công sai miền thép sàn do chủ yếu ko có chuyên môn hoặc đọc bản vẽ không kỹ.
• Kiểm tra có sử dụng con kê không: Con kê thường được làm bằng vữa xi măng có chiều dày khoảng 1.5cm đối với thép sàn và 2,5cm đối với thép dầm hoặc cột. Tùy vào công trình chiều dày lớp bảo vệ sẽ được quy định rõ trong chỉ dẫn kỹ thuật dự án.
• Kiểm tra các mối nối có chắc chắn không: chiều dài nối thép theo tiêu chuẩn trong khoảng 30d đến 40d tùy vào vị trí và cấu kiện.
Nghiệm thu là công đoạn cuối cùng nhằm đánh giá tổng thể quá trình thi công lắp dựng cốt thép của nhà thầu. Nếu nhà thầu thi công đạt các nội dung thì tư vấn giám sát sẽ ký vào biên bản nghiệm thu để nhà thầu được đổ bê tông. Hy vọng bài viết giúp mọi người hiểu về các công việc nghiệm thu cốt thép trên công trường.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm