Tìm hiểu cách sử dụng bột bả tường để tạo độ bền và đẹp cho tường nhà bạn
l. Giới Thiệu
Bột bả tường, hay còn được gọi là bột trét tường, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và trang trí nội thất cho căn nhà của bạn. Không chỉ tạo nên bề mặt tường mịn màng và đẹp mắt, bột bả tường còn cung cấp độ bền và độ chắc chắn cho tường, giúp gia tăng tuổi thọ của công trình xây dựng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ dẫn bạn qua hành trình khám phá cách sử dụng bột bả tường để biến tường nhà bạn thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp và bền vững.
Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc giải thích cụ thể về bột bả tường là gì và cấu tạo của nó. Sau đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách pha bột bả tường một cách chính xác để đảm bảo tính đồng nhất và độ mịn màng của lớp trét. Tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách trang bị và chuẩn bị bề mặt trước khi áp dụng bột bả tường. Cuối cùng, bạn sẽ tìm hiểu về quy trình thi công bột bả tường bao gồm việc trét lớp 1 và lớp 2 để tạo nên bề mặt hoàn hảo cho công trình của mình.
II. Bột bả tường
1. Bột bả tường là gì?
Bột bả tường hay còn gọi là bột trét, bột matit, bả matit,…
Bột bả tường chính là một loại vật liệu xây dựng được pha trộn với nước để thi công lên bề mặt tường. Bột bả có tác dụng làm phẳng, mịn làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Bột bả tường có 2 loại là bột bả tường nội thất và bột bả tường ngoại thất.
Trên thực tế có một số loại bột bả tường nội thất hiện nay được bổ sung thêm tính năng chống thấm nên những loại này thường được sử dụng để thay thế cho các lớp sơn chống thấm.
2. Cấu tạo của bột bả tường
Bột bả tường được cấu tạo bởi 3 thành phần chính:
- Chất kết dính
Chất kết dính bao gồm 2 dạng:
+ Chất kết dính dạng khoáng
- Cement
+ Chất kết dính dạng Polymer
- Chất độn
Chất độn là thành phần được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy và tăng thể tích.
Các loại bột độn thường hay được sử dụng: Carbonate Calcium(CaCO3)
- Phụ gia
Phụ gia là loại nguyên liệu chiếm 1 phần rất nhỏ trong thành phần sản phẩm nhưng đóng vai trò rất quan trọng tạo cho sản phẩm 1 số tính chất cần thiết:
+ Giữ nước cho thời gian liên kết
+ Giúp thi công dễ dàng
+ Chống nứt
+ Tăng khả năng sử dụng (dễ khuấy trộn với nước)
+ Cải thiện tính đóng rắn và thời gian đóng rắn...
Đầu tiên để sử dụng bột bả tường hiệu quả thì đầu tiên chúng ta tìm hiểu về cách pha sơn bột bả tường hiệu quả như sau:
2. Cách pha bột bả tường chinh xác
Để pha bột bả tường hiệu quả ta tiến hành theo các bước như sau:
- Một bao bột bả tường có khối lượng 40kg sẽ được pha với khoảng 14 - 16 lít nước sạch, tức là tương ứng với tỉ lệ 3 bột : 1 nước.
- Để bột không bị vón cục, bạn nên cho bột từ từ vào nước và khuấy nhẹ, đều tay. Sau đó dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy khuấy mạnh cho đến khi thấy hỗn hợp trở nên nhão và đồng nhất.
- Sau 7-10 phút khi các chất trong hỗn hợp phát huy tác dụng thì chúng ta tiến hành khuấy lại một lần nữa trước khi tiến hành thi công bột bả tường.
Lưu ý khi pha bột trét tường
+ Sử dụng nước sạch để pha bột trét tường theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất, pha đến đâu thì dùng đến đó bởi quá 60 phút sau khi pha thì hỗn hợp sẽ bị đông kết.
+ Bột trét sau khi pha trộn cần sử dụng ngay trong vòng 2 giờ. Bởi vì hỗn hợp bột bả đã pha không sử dụng hết sẽ bị đông cứng không thể thi công được nữa, cũng như không thể tiếp tục thêm nước vào để hòa tan hỗn hợp bột đã chết ra được. Vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý điều này để tránh lãng phí. Và chỉ nên pha trộn lượng bột bả vừa đủ để thi công.
+ Tuyệt đối không pha trộn thêm bất cứ chất phụ gia nào trong hỗn hợp. Sau khi thi công thì bảo quản lượng bột dư thừa thật cẩn thận và nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
3. Hướng dẫn cách bả tường chính xác nhất
- Chuẩn bị bề mặt
Một trong những công đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bả bột bả tường chính là quá trình chuẩn bị bề mặt.
Chuẩn bị bề mặt phải khô, sạch, không lẫn dầu mỡ hay các tạp chất khác. Độ ẩm tường phải dưới 16oC khi sử dụng máy đo độ ẩm chuyên dụng. Hoặc từ 21 - 28 ngày trong điều kiện thời tiết khô ráo từ sau khi tô hồ.
- Hướng dẫn thi công bột bả
Trét bột lớp 1
Dùng bay thép hoặc dao trét để tiến hành trét lớp bột dẻo lên tường với độ dày không quá 1,5 mm. Vì nếu dày hơn sẽ ảnh hưởng đến quá trình khô, độ bám dính và độ bền của bột trét tường.
Trét bột lớp 2
Sau khi trét lớp 1 khô rồi mới tiến hành trét bột lớp 2. Thời gian cách nhau giữa 2 lớp từ 3-4 giờ.
Sau 6-8 h là có thể tiến hành thi công lớp sơn lót.
Một số lưu ý trong quá trình thi công bột bả:
+ Không bả lên tường có nhiệt độ trên 40oC
+ Trường hợp tường quá khô và bề mặt hút nước, cần phải làm ẩm và giảm nhiệt độ bề mặt tường bằng nước sạch theo phương pháp phun sương hoặc lăn bằng rulô ướt trước khi trét bột.
+ Khi trét bột cần quan sát kỹ bề mặt bột sau khi thi công, nếu có bột khí nổi lên, cần miết chặt bay qua lại khi bột còn ướt để bỏ bọt khí trên bề mặt.
+ Không trét lên bề mặt đã sơn hoặc bề mặt đã được làm láng.
+ Để có lớp sơn tốt nên sử dụng đúng hệ thống sơn đề nghị và thi công theo hướng dẫn thi công của công ty.
+ Rửa sạch dụng cụ với nước sạch ngay sau khi sử dụng.
III. Tổng Kết
Sử dụng bột bả tường là một cách hiệu quả để tạo độ bền và đẹp cho tường nhà bạn. Việc pha bột và bả tường đúng cách là quan trọng để đảm bảo kết quả cuối cùng là một bề mặt tường mịn màng và đẹp mắt. Đồng thời, luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc với vật liệu này.
Quý độc giả có thể xem thêm về Tiêu chuẩn Thi Công Giám Sát Xây Dựng: Ứng Dụng Trong Ngành Xây Dựng
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm