Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc xây tường chịu lực trong xây dựng nhà ở

09/02/2023 - Đào tạo
Tường xây là bộ phận quan trọng tạo nên ngôi nhà, Vậy trong ngôi nhà tường chịu lực nằm ở vị trí nào? Nguyên tắc xây tường chịu lực như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau để có chi tiết câu trả lời nhé!

Tường chịu lực là gì?

Ngoài chức năng phân chia không gian của ngôi nhà tường chịu lực còn chịu lực tác động của tải trọng gió, chịu tác động của tải trọng ngôi nhà. Vật liệu xây tường thường là gạch làm từ đất sét nung hoặc gạch xi măng ( gạch block). Có chiều dày ít nhất là 200mm và khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2.

Cấu tạo của tường chịu lực trong xây dựng nhà ở

Gạch xây tường: Nên dùng gạch đặc để tăng khả năng chịu lực.

Vữa xây tường: Vữa xây tường thường dùng mác 75. Dùng để kết dính các viên gạch lại với nhau tạo thành khối vững chắc.

Kích thước của tường: Chiều dày của tường chịu lực phải lớn hơn 200mm để đảm bảo khả năng chịu lực

Giằng tường: Khi thi công tường có chiều cao lớn hơn 2.5m và chiều dài lớn hơn 4m thì phải làm giằng tường bằng bê tông cốt thép theo phương ngang và phương đứng.

Lanh tô: Là bộ phận nằm phía trên cửa sổ, cửa đi nhằm đỡ tường phía trên, liên kết các bức tường lại với nhau.

tường chịu lực

Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

Quy trình thi công tường nhà chịu lực nhà dân dụng

Bước 1: Kiểm tra bản vẽ tường xây nhằm xác định kích thước và vị trí xây tường chịu lực.

Bước 2: Từ bản vẽ thiết kế kỹ sư cần tính toán vật tư: gạch, cát, xi măng và nhân công để nhập về thi công tránh bị lãng phí.

Bước 3: Mặt bằng khu vực xây tường phải dọn sạch sẽ, gọn gàng

Bước 4: Trắc đạc định vị tường xây lên nền nhà bằng cách bật mực vị trí xây tường.

Bước 5: Cần phải kiểm tra vật liệu trước khi xây tường chịu lực

Ngâm gạch: Trước khi xây cần ngâm gạch để đảm bảo gạch không hút nước trong vữa xây.

Cát: phải được sàng lọc kỹ càng tránh để lỗn tạp chất.

Xi măng: đảm bảo phải còn thời gian sử dụng và không bị chết.

Bước 6: Trước khi công nhân tiến hành xây đại trà cần phải cho xây hàng gạch định vị để xác định tim trục, sau khi tư vấn giám sát nghiệm thu được thì mới tiến hành xây liên tục.

Bước 7: Xây tường theo đúng quy trình và kỹ thuật: đặt hai viên gạch ở hai góc tường để làm mốc căn chỉnh, xây giật lên cao 4-5 hàng gạch. Đồng thời, lớp gạch ở trên phải so le với hàng gạch dưới.

Bước 8: Trong quá trình xây tường chịu lực phải yêu cầu công nhân căng dây lèo để kiểm tra độ phẳng cũng như thẳng đứng của bức tường.

Bước 9: Chiều cao trong mỗi đợt xây không được quá 1.5m nhằm đảm bảo vữa xây đủ cường độ liên kết các viên gạch tránh tường bị sụp đổ.

Bước 10: Hàng ngày cuối buổi thi công cần cho công nhân dùng chổi làm sạch bề mặt vữa xây giúp tăng thẩm mỹ bức tường.

tường chịu lực

Nguyên tắc xây tường chịu lực trong thi công xây dựng

- Hàng gạch dưới cùng phải quay ngang nhằm phân bố đều vữa xây cách viên gạch lớp trên và chia đều tải trọng cho toàn bộ bức tường xây.

- Xây 5 hàng gạch dọc phải quay 1 hàng gạch ngang để khóa để khóa mạch.

- Hàng gạch trên cùng tiếp giáp với dạ dầm phải xây xiên để tăng cường khả năng liên kết.

- Để chống nứt tại vị trí tiếp giáp giữa tường xây mới và cột cần phải khoan râu thép chờ. Thường khoan thép đường kính d8, khoảng cách 500 mm mỗi râu thép chờ.

Bài viết giúp mọi người hiểu rõ về về cấu tạo và nguyên tắc xây tường chịu lực để công tác thi công xây dựng tránh xảy ra sai sót, bên cạnh đó giúp mọi người hiểu rõ quy trình thi công nhằm thi công đảm bảo kỹ thuật.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật xây tường gạch cho gia chủ chuẩn bị xây nhà

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc xây tường chịu lực trong xây dựng nhà ở

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03588 sec| 755.063 kb