Tìm hiểu nguyên nhân bê tông cốt thép bị phá hoại, hư hỏng

05/01/2023 - Kiến thức xây dựng
Bê tông và thép làm việc chung với nhau có làm sao không, yếu tố nào giúp bê tông cốt thép bám chặt vào nhau như vậy? là các câu hỏi mà anh chị thường hay gặp phải. Bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ để mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân bê tông cốt thép bị phá hoại, hư hỏng

1. Bê tông cốt thép bị hư hỏng do chịu lực

Đối với sàn bê tông sau 1 thời gian sử dụng thì lực bám dính giữa bê tông và cốt thép giảm dần, khi đó bê tông bắt đầu có hiện tượng nứt dần, khả năng chịu lực của bê tông không còn mà thay vào đó cốt thép chịu toàn bộ lực tác dụng lên sàn.

2. Phá hoại do biến dạng

Do sự thay đổi nhiệt độ, co ngót của bê tông…gây ra hiện tượng chuyển vị các liên kết trong bê tông cốt thép. kết cấu bị hư hỏng thể hiện ở chỗ bê tông bị nứt, vỡ.

3. Hư hỏng bê tông cốt thép do tác động của môi trường

Về cơ học và vật lý: cấu trúc của bê tông bị hư hỏng do thời tiết như mưa, dòng chảy và nhiệt độ của môi trường sự phá hoại này không diễn ra 1 đột ngột nhưng phá hoại diễn ra từ từ theo thời gian.

Về hóa học: nước mưa, nước biển có chứa axit và nhiều tạp chất khác. Các chất này phản ứng với xi măng có trong bê tông làm giảm cường độ bê tông.

Khi bê tông bị nứt vỡ thép bị ăn mòn bởi các chất hóa học có trong môi trường khiến thép bị gỉ sét.

bê tông cốt thép

Xem thêm: Công ty tư vấn giám sát uy tín

Tại sao bê tông và cốt thép lại được dùng chung với nhau?

Giữa 2 vật liệu bê tông và cốt thép lực bám dính là yếu tố giúp 2 vật liệu này làm việc chung được với nhau, khi kết cấu chịu lực cả 2 vật liệu cùng truyền lực qua lại với nhau thông qua lực bám dính.

  1. Lực ma sát

Khi bê tông bị đông kết, bê tông sẽ ôm chặt lấy cốt thép, giữa 2 vật liệu bê tông và cốt thép có hệ số giãn nở vì nhiệt tương đương nhau nên khi chịu lực cả 2 cùng giản nở tương đương nhau giúp kết cấu vững chắc.

 2. Lực bám dính

Trong chế tạo cốt thép nhà sản xuất bố trí thép có gờ nhằm mục đích giúp bám vào thanh thép tốt hơn, tăng diện tích tiếp xúc giữa thép và bê tông, chống lại sự trượt của cốt thép.

3. Lực dán

Nhờ các chất có trong xi măng giúp dán chặt giữa bê tông và cốt thép trong quá trình làm việc chung. Lực dán chỉ chiếm 1 phần nhỏ tạo nên lực bám dính giữa bê tông và cốt thép.

Các loại biến dạng của bê tông

  • Biến dạng do bê tông co ngót: sau khi đổ bê tông bị giảm thể tích do quá trình đông kết. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong quá trình đông kết ban đầu của bê tông.
  • Biến dạng do tải trọng tác dụng ngắn hạn:
  • Biến dạng đàn hồi và dẻo: Các thí nghiệm chứng minh bê tông có tính đàn hồi và dẻo. việc này được thể hiện qua thực tế khi trời nắng bê tông nở ra khiến sàn bê tông bị nứt.
  • Từ biến: là quá trình bê tông bị biến dạng theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
  • Biến dạng nhiệt
  • Mô đun đàn hồi của bê tông.

Để kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng lâu dài thì trong quá trình thi công phải được giám sát chặt chẽ quá trình đổ bê tông. cũng như trong quá trình sử dụng phải bào trì, bảo dưỡng thường xuyên.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về bê tông cốt thép trong xây dựng công trình

Đánh giá - Bình luận
1 bình luận, đánh giá về Tìm hiểu nguyên nhân bê tông cốt thép bị phá hoại, hư hỏng

Ss

?

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.13407 sec| 746.266 kb