Tốp 5 kinh nghiệm khi xây tầng hầm nhà phố mà bạn nên biết
Có nên xây tầng hầm cho nhà phố không? Ưu điểm, nhược điểm khi xây tầng hầm luôn là nỗi băn khoan của nhiều gia chủ. Hãy cùng Phạm Gia tìm hiểu nhé.
Tổng quan về tầng hầm
Mỗi gia đình sử dụng tầng hầm với các mục đích khách nhau mà lựa chọn xây tầng hầm chìm hoặc xây tầng bán hầm.
- Tầng hầm chìm được hiểu một hoặc nhiều tầng của công trình nằm hoàn toàn dưới mặt đất. Mặt nền tầng 1 được thiết kế ngang với vỉa hè.
- Tầng bán hầm hay còn gọi là tầng hầm nổi, là kiểu hầm có một nửa nằm trên mặt đất, còn một nửa chìm dưới đất.
- Tầng hầm thường có công năng tăng thêm diện tích sử dụng, nâng cao giá trị ngôi nhà, tạo không gian thông thoáng.
Hiện tại tầng hầm không chỉ gặp ở chung cư, khách sạn,. mà nhà phố cũng trở nên phổ biến với thiết kế xây dựng có tầng hầm.
Tiêu chuẩn khi xây tầng hầm nhà phố
Để đảm bảo an toàn về kỹ thuật, khi xây dựng tầng hầm nhà phố đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sau:
Số tầng hầm
Đối với kết cấu nhà phố, số tầng hầm được xây tối đa không vượt quá 5 tầng là quy định bắt buộc. Dựa trên nhu cầu sử dụng người dân với công năng của các tầng, Phạm Gia nhận thấy xu hướng xây dựng hiện nay là xây 1 hoặc 2 tầng hầm.
Chiều cao tầng hầm
Theo quy định của BXD, tầng hầm nhà phố, biệt thự có chiều cao phải đạt được là 2,2m. Chiều cao đường dốc lên xuống của hầm cũng không bé hơn 2,2m. Khi đó, xe cộ cũng như vật dụng trong nhà có thể dễ dàng di chuyển cũng như không mất mỹ quan. Tùy thuộc vào mục đich, công năng mà gia chủ có thể điều chỉnh chiều cao tầng hầm sao cho hợp lý mà không bé hơn chiều cao tối thiểu.
Chiều sâu tầng hầm
Khi thiết kế tầng hầm, gia chủ luôn muốn đảm bảo đủ thông gió nhất cho hầm để tránh ẩm, ngột ngạt sau khi đưa vào sử dụng. Tuy vậy, chiều sâu của tầng hầm cũng có quy định riêng. Đối với tầng hầm phải không bé hơn 1,5m và tầng bán hầm tối thiểu 1,5m.
Độ dốc hầm
Để đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, hạn chế xe ô tô gầm thấp bị chạm gầm, Bộ xây dựng quy đinh: độ dốc không vượt quá 15-20% so với chiều sâu tầng hầm. Tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà hẹp hay rộng, phương tiện gầm cao hay gầm thấp,.. Nói chung, gia chủ nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn hoặc thuê đơn vị tư vấn giám sát uy tín để quyết định.
Nền và vách hầm
Đây là cấu kiện chịu lực cho ngôi nhà. Ngoài chịu tải trọng thẳng từ ngôi nhà truyền xuống, còn có áp lực ngang của đất đẩy vào. Vì vây, chiều rộng tối thiểu của vách, nền là 20cm. Nền, vách hầm nên đổ bê tông có phụ gia chống thấm để tránh thấm, rò rỉ nước từ ngoài vào.
Điều kiện xây tầng hầm nhà phố
Mọi người thường dễ mắc sai lầm khi hiểu là nhà nào cũng có thể xây tầng hầm nhà phố. Tuy nhiên, nhà phố chỉ được cấp phép xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn trệt) tối đa là 3m so với vỉa hè của khu vực đó
- Đường ram dốc xuống hầm phải cách lộ giới tối thiểu là 3m
- Nhà phố có mặt tiền giáp với lộ giới nhỏ hơn 6m thì không được phép xây hầm nhà có tầng hầm
Đặc thù của nhà phố là nhà ở san sát nhau, mật độ dân cư cao. Việc xây dựng cần phải đảm bảo an toàn về thi công cho những công trình lân cận. Thực tế đã có nhiều sự việc nhà bên cạnh bị sụt lún hoặc nghiêng, đổ do thi công tầng hầm nhà liền kề.
Cách tính diện tích, chi phí xây tầng hầm nhà phố
Do kỹ thuật thi công phức tạp, chống thấm, chống ẩm, chi phí vật liệu lớn.. Vì thế nên chi phí xây tầng hầm nhà phố thường cao hơn so với tầng nổi. Hiện tại, cách tính diện tích và chi phí xây dựng tầng hầm ở mỗi nhà thầu là khác nhau. Bằng kinh nghiệm của mình, Phạm Gia xin đưa ra cách tính diện tích, chi phí xây dựng hầm hiểu nôm na như sau:
- Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 135% diện tích.
- Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.8m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 170% diện tích.
- Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 200% diện tích.
- Hầm có độ sâu lớn hơn 2.0m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 250% diện tích
Cách tính chi phí: Chi phí xây thô = Diện tích hầm x Đơn giá xây thô. Tùy thuộc bản vẽ thiết kế chi tiết của hầm và yêu cầu gia chủ chi phí hoàn thiện sẽ khác nhau.
Cần lưu ý gì khi xây tầng hầm nhà phố
Tầng hầm có chi phí xây dựng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vậy khi xây dựng tầng hầm cần lưu ý đến các điểm như sau:
Chiều sâu:
- Cần tuân thủ theo tiêu chuẩn của BXD đề ra
- Cần tiến hành khảo sát móng nhà bên cạnh.
- Nếu móng có độ sâu lớn hơn nên có các biện pháp thi công: cừ Lasen, thép U, để chống sạt lở cũng như giữ ổn định cho ngôi nhà của hàng xóm.
Chống thấm cho tầng hầm
- Thiết kế rãnh âm ngay dưới chân đường dẫn dốc xuống trong tầng hầm để nước mưa tràn vào
- Thiết kế máy bơm nước để bơm ngược ra đường lớn khi mưa lớn gây ngập.
- Lưu ý chống thấm mặt ngoài tường hầm kỹ càng, đúng kỹ thuật nếu nhà bên cạnh chưa xây dựng.
Giải pháp thông khí, ánh sáng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để kinh doanh cho thuê hay là sử dụng nhà để xe, đồ đạc. Tuy vậy, khi xây dựng không thể nào bỏ qua các giải pháp thông khí, ánh sáng.
- Lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên chú ý việc chống thấm, rò nước.
Qua bài viết này, Phạm Gia hy vọng quý vị sẽ có thêm những kiến thức về xây tầng hầm nhà phố. Quý vị có thể tham khảo thêm về kinh nghiệm làm nhà tại blog của chúng tôi. Hẹn găp lại ở những bài chia sẻ tiếp theo.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm