Hiện tường nền nhà bị nồm và cách chống nồm nền nhà đúng kỹ thuật

08/02/2023 - Kiến thức xây dựng
Do khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam nên vào các tháng đầu năm ở miền bắc và miền trung thường xuất hiện nền nhà bị ướt ẩm gây khó chịu cho các gia chủ. Vậy hiện tượng này là gì? Các cách chống nồm nền nhà là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Hiện tượng nồm nền nhà là gì? 

Hiện tượng hơi nước trong không khí ẩm ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà và các kết cấu khác khi nhiệt độ bề mặt của chúng (tbm) thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí ẩm (ts).

Tác hại của việc nền nhà bị nồm

- Do nước đọng trên bề mặt nền nhà gây nên nấm mốc, ố vàng các kết cấu cũng như vật tư trong nhà.

- Dễ trơn trượt gây nguy hiểm khi đi lại nhất là đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ

Nguyên tắc chống nồm nền nhà

Để chống nồm nền nhà thì trong quá trình thiết kế và thi công cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chọn vật liệu cấu tạo nền nhà hợp lý:  Nếu thiết kế các lớp vật liệu có chiều dày và tính năng nhiệt hợp lý thì sẽ giảm chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt sàn và nhiệt độ không khí tránh hiện tượng nồm làm ẩm ướt nền nhà.

- Giảm nhiệt độ, đổ ẩm của không khí trong nhà xuống thấp hơn nhiệt độ bề mặt nền nhà vào những ngày ẩm ướt.

- Nâng cao nhiệt độ bề mặt sàn nhà để cao hơn nhiệt độ không khí bằng các giải pháp kỹ thuật nhiệt như: dùng đèn sưởi nền nhà…

chống nồm nền nhà

Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

Xác định cấu tạo lớp nền để chống nồm nền nhà

1) Lớp vật liệu mặt nền nhà: gạch men lát nền chiều dày nhỏ hơn 10mm

2) Lớp cách nước (chống thấm): lớp vữa lót lát nền chiều dày 30mm

3) Lớp vật liệu cách nhiệt

4) Lớp cách nước

5) Lớp bê tông chịu lực hoặc bê tông gạch vỡ

6) Đất nền đầm chặt.

chống nồm nền nhà

Lựa chọn vật liệu thi công để chống nồm nền nhà

- Lớp 1: Lớp bề mặt nên có yêu cầu về thẩm mỹ cao, có đặc tính nhiệt lớn nên chọn độ dày càng nhỏ càng tốt. Ngày nay lớp bề mặt thường sử dụng gạch men có độ dày bé hơn 10mm, lớp ván ép công nghiệp chiều dày bé hơn 18mm.

 - Lớp 2: Là lớp cách nước trong quá trình sử dụng thường sử dụng bằng xi măng nguyên chất hoặc keo dán gạch thi công chuyên dụng để thi công. Chiều dày của lớp 2 càng mỏng càng tốt. thường nhỏ hơn 30mm

-  Lớp 3: Là lớp cách nhiệt cơ bản. Nên cần chọn vật liệu phải có sức chịu tải và đảm bảo khả năng cách nhiệt. Chiều dày lớp này tùy vào vật liệu thi công.

Lớp 4: Là lớp ngăn nước mao dẫn từ đất nền để bảo vệ lớp cách nhiệt không bị ẩm. Để làm lớp này có thể sử dụng các loại vật liệu cách nước như giấy bitum, màng polyetilen, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát mác từ 7,5 đến 10 đánh màu kỹ.

- Lớp 5: Là lớp bê tông lót hoặc bê tông gạch vỡ có cấu tạo tương tự như các loại nền nhà thông thường nhằm tăng độ cứng của nền.

- Lớp 6: Nền đất của nhà cần tiến hành đầm chặt để tránh bị sụt lún trong quá trình sử dụng.

Hiện tượng nền nhà bị nồm thường xảy ra theo mùa nên việc thi công chống nồm nền nhà chưa được quan tâm trong thi công xây dựng. Hy vọng bài viết  giúp bạn đọc hiểu thêm về hiện tượng nền nhà bị nồm và cách lựa chọn vật liệu chống nồm cho ngôi nhà của bạn.

Xem thêm: Lưu ý trong khi bảo dưỡng bê tông sàn nhà đúng kỹ thuật

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hiện tường nền nhà bị nồm và cách chống nồm nền nhà đúng kỹ thuật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.09811 sec| 755.625 kb