Hướng dẫn cách cắm cong ngoài thực địa đơn giản, hiệu quả

29/08/2023 - Đào tạo
Cắm cong ngoài thực địa (hay còn gọi là cắm đỉnh ngoài thực địa) là một phương pháp trong công tác xây dựng và đo đạc được sử dụng để định vị các điểm, đỉnh, hoặc các hình dạng không gian trên bề mặt đất theo các thông số không gian như tọa độ địa lý (latitude, longitude) và độ cao (elevation)

I. Khái niệm

Cắm cong ngoài thực địa (hay còn gọi là cắm đỉnh ngoài thực địa) là một phương pháp trong công tác xây dựng và đo đạc được sử dụng để định vị các điểm, đỉnh, hoặc các hình dạng không gian trên bề mặt đất theo các thông số không gian như tọa độ địa lý (latitude, longitude) và độ cao (elevation). Phương pháp này thường được sử dụng để tạo ra các hình dạng, đường viền, hay cấu trúc không gian trong quá trình xây dựng, thi công, hoặc đo đạc địa hình.

Trong việc cắm cong ngoài thực địa, người thực hiện sẽ xác định vị trí của các điểm hoặc đỉnh trên thực địa và sau đó sử dụng các phương pháp đo lường và tính toán để xác định các thông số không gian của chúng. Các công cụ thường được sử dụng trong quá trình cắm cong ngoài thực địa bao gồm thước dây, máy đo laser, theodolite, GPS (định vị toàn cầu), và các công cụ đo đạc khác.

Cắm cong ngoài thực địa có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng công trình, đo đạc địa hình, tạo ra bản đồ, định vị các đỉnh núi, và nhiều ứng dụng khác liên quan đến xác định vị trí trong không gian thực địa.

II. Các bước cơ bản trong cách cắm cong ngoài thực địa

Để xác định vị trí cắm cong chính xác, trước tiên người thực hiện cần phải tìm điểm mấu chốt và các điểm chi tiết xung quanh. Điểm mấu chốt thực tế là điểm đầu, điểm cuối và điểm giữa của thực địa. Còn điểm chi tiết phần lớn là nơi những đường thẳng giao nhau, hay còn gọi là cánh tuyến… Sau khi nắm rõ những điểm cần thiết, người thi công sẽ xác định thêm một khoảng cách “k” cách đều trên bán kính thực địa được thi công.

Theo đó, quy trình cắm cong sẽ gồm 3 bước chính sau đây:

Cắm cong điểm chính đường cong tròn.
Cắm cong điểm chính đường cong chuyển tiếp trên thực địa.
Cắm cong chi tiết các điểm nằm trên đường cong tròn và chuyển tiếp.

1. Xác định điểm chính đường cong tròn

Có hai cách bố trí/cắm cong được ứng dụng phổ biến hiện nay là dùng máy kinh vĩ độ hoặc tìm vị trí N bất kỳ ngắm theo hướng. Với cách tìm điểm N chỉ nên thực hiện với người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Chính xác nhất vẫn nên dùng dụng cũ xác định tọa độ.

Cách làm:

Bước 1: Đặt máy kinh vĩ độ hướng về đỉnh thực địa.
Bước 2: Từ điểm này lần lượt xác định x1, x2, x3… dần dần đến hết đoạn đường.
Bước 3: Từ các điểm vừa tìm dóng theo chiều cao để tiếp tục tìm ra các điểm 1’, 2’, 3’...
Bước 4: Từ các điểm 1’, 2’, 3’... tiếp tục kéo lên cao, tạo thành đường các mặt phẳng vuông và xác định điểm y1, y2, y3…
Bước 5: Nối các điểm đầu của đường thẳng y sẽ xác định mặt phẳng đường cong.

2. Cắm cong điểm chính đường cong chuyển tiếp trên thực địa

Hầu hết các đoạn đường thông thường hoặc đường ray đều là tập hợp của những đoạn thẳng và cong. Phần bo cong được xem là đoạn đường chuyển tiếp giữa hai đoạn đường thẳng. Vì vậy, giá trị của điểm hướng về tâm cong sẽ tăng thêm vài giá trị (tùy thuộc vào góc bo cong nhỏ hoặc lớn) khi qua đoạn đường chuyển tiếp này.

Gọi đoạn đường cong là AA’. Để tính được giá trị này, người thi công cần cộng thêm một giá trị gia tiếp cự vào điểm đầu và điểm cuối của hình tròn.

3. Cắm cong chi tiết các điểm nằm trên đường cong tròn và chuyển tiếp

Có nhiều cách để xác định được điểm này. Có thể sử dụng máy kinh vĩ tuyến hoặc máy toàn đạc chuyên dụng trong ngành xây dựng.

Dù thực hiện theo phương pháp nào, sau đây là những con số người thực hiện cần phải nắm:

A. Các điểm của đường cong mới

Độ dài nửa đường cong: R1=R-p
Gọi chiều dài nửa đường cong: K1.

Cách tính điểm K1

Cách tính điểm K1

B. Tọa độ chi tiết của các điểm trên đường cong mới

Cách tính tọa độ chi tiết

Cách tính tọa độ chi tiết

C. Tọa độ chi tiết của các điểm trên đường chuyển tiếp

Đường cong chuyển tiếp và cách tính các tọa độ

Đường cong chuyển tiếp và cách tính các tọa độ

Sau khi có toàn bộ các thông số, tiếp đến dùng máy đo đạc thực hiện các phép tính sau:

Bước 1: Đưa dữ liệu tọa độ máy trạm vào thiết bị
MENU – F2(Layout) – F3(SKIP) – F1(OCC.PT INPUT) – F3(NEZ) – F1(INPUT) (TỌA ĐỘ) - F4(ENTER) – F1(INPUT) (CHIỀU CAO MÁY) - ấn F4(ENTER).

Bước 2:  Đưa dữ liệu tọa độ điểm định hướng vào thiết bị
F2(BACKSIGHT) – F3(NE/AZ) - F1(INPUT) (TỌA ĐỘ ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG) - F4(ENTER) - F3(YES).

Bước 3: Đưa dữ liệu tọa độ điểm cần bố trí vào thiết bị
F3(LAYOUT) – F3(NEZ) – F1(INPUT) (TỌA ĐỘ ĐIỂM CẦN BỐ TRÍ) - F4(ENTER) –F1(INPUT)(CHIỀU CAO GƯƠNG)(R.HT) - F4(ENTER) – F1(ANGLE) đặt máy ngang khi dHR=0 – F1 ( DIST ) - F4(NEXT). Rồi tiếp tục thực hiện với các điểm khác.

cắm cong ngoài thực địa

III. Kết luận 

Việc cắm cong ngoài thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí và hình dạng không gian thực địa. Điều này có ảnh hưởng sâu rộng đến tính hiệu quả, an toàn và chất lượng của các dự án xây dựng và đo đạc.

Công ty tư vấn giám sát Phạm Gia là một đơn vị chuyên nghiệp và uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giám sát xây dựng và kiểm định chất lượng công trình. Với đội ngũ kỹ sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến sự đảm bảo và an tâm cho mỗi dự án của khách hàng

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hướng dẫn cách cắm cong ngoài thực địa đơn giản, hiệu quả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04917 sec| 744.719 kb