Hướng dẫn kỹ thuật thi công cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
Phân loại cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
- Cốp pha ván phủ phim: kích thước chiều rông x chiều dài của ván là 1.22m x 2.44 m còn chiều dày của ván có 3 loại dày 1.2cm, 1.5cm và 1.8 cm. Đây là cốp pha được sử dụng nhiều nhất vì dễ thi công và có thể thi công với mọi kích thước dầm sàn.
- Cốp pha nhôm: có nhiều kích thước khác nhau được sử dụng nhiều để thi công các cấu kiện điển dầm sàn điển hình vì khả năng thi công nhanh mà không hao phí vật liệu thi công.
- Cốp pha thép: thường được thi công các cấu kiện có tiết diện không thay đổi và khối lượng thi công lớn. do chi phí sản xuất cốp pha thép rất cao mà lại không linh hoạt trong quá trình thi công nên hiện nay ít được sử dụng để thi công dầm sàn nhà cao tầng.
Thi công cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
Do vị trí thi công cốp pha dầm sàn nhà cao tầng ở trên cao nên công tác an toàn luôn phải được chú ý và ưu tiên hàng đầu nhằm hạn chế tai nạn lao động.
1. Yêu cầu khi thi công cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
- Bản vẽ nhà cao tầng có nhiều chi tiết nên đòi hỏi kỹ sư phải bám sát công trình để chỉ đạo cho tổ đội thi công cốp pha chính xác và hiệu quả.
- Cốp pha thi công chỉ sử dụng 4 lần trước khi sử dụng cần phải quét lớp dầu nhằm chống dính bê tông vào cốp pha và tháo dỡ cốp pha dễ dàng hơn.
2. Các bước lắp đặt cốp pha dầm sàn
Đối với dầm sàn thì cốp pha phải thi công trước thì sau đó mới thi công được cốt thép vì thép nằm trên pha. Do đó công tác thi công cốp pha phải được đảm bảo thi công theo đúng các bước thực hiện sau:
- Lắp dựng giàn giáo: cần phải tổ hợp và xác đính số lượng giàn giáo sử dụng cho mỗi sàn để công nhân thi công dễ dàng và nhanh chóng.
- Thi công giàn giáo và cốp pha đáy dầm trước nhằm định vị tim trục của ô sàn. Sau đó mới lắp dựng và thi công công cốp pha sàn.
- Căn chỉnh cao độ dầm sàn: sau khi cốp pha được thi công xong thì cần tiến hành cân chỉnh cos dầm sàn. Căn chỉnh cao độ bằng cách tăng chỉnh các bát kích đầu dầm sàn hoặc bát kích chân cột dầm sàn.
3. Những lưu ý khi thi công cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
Vật tư thi công: giáo chống, cốp pha, bát kích...phải dùng vật tư chất lượng vì nếu xảy ra hư hỏng thay thế rất mất thời gian và công sức.
- Công tác tim trục phải được ưu tiên và phải được tư vấn giám sát nghiệm thu cẩn thận. lấy ví dụ thi công 1 tầng tim trục lệch 1cm. Nếu thi công công trình 30 tầng thì anh chị thấy độ lệch nó lớn như thế nào.
- Thi công bám sát bản vẽ shop được duyệt và bản vẽ thiết kế được duyệt nhằm đảm bảo chất lượng thi công.
- Công nhân luôn phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trong quá trình thi công cốp pha dầm sàn: vì thi công trên cao nếu xảy ra tai nạn lao động thì rất nguy hiểm đến tính mạng.
Quy trình tháo dỡ cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
Tháo dỡ cốp pha nhằm giải phóng mặt bằng để các đội khác như: xây trát, thi công ME… thực hiện các hạng mục tiếp theo. Nhưng việc tháo dỡ cốp pha cũng phải tuân theo trình tự sau nhằm đảm bảo an toàn, chât lượng cho nhà:
1. Các bước tháo dỡ cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
- Quy tắc: giáo chống cốp pha dầm sàn là 2.5 sàn. Nghĩa là ta thi công tầng thứ 3 thì được tháo giáo tầng 1 và phải chống điểm sau khi tháo.
- Tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt đến cường độ cho phép là 85% mác bê tông thiết kế.
2. Những lưu ý khi tháo dỡ cốp pha dầm sàn
- Đối với cốp pha cột có thể tháo dỡ cốp pha sau khi đổ bê tông 24h vì bê tông cột chịu nén và trong quá trình thi công thì cột chưa phải tải trọng tác dụng.
Trên đây là toàn bộ quy trình thi công cốp pha dầm sàn nhà cao tầng. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về quá trình thi công này.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm