Lập dự toán xây dựng công trình bao gồm công việc nào?
Hiểu về dự toán xây dựng công trình
Dự toán công trình là nhằm xác định các chi phí để hoàn thành xây dựng công trình từ lúc bắt đầu khảo sát cho đến lúc quyết toán hoàn thành công trình. Dựa trên bản vẽ thi công, bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công được duyệt xác định được khối lượng công trình cần thực hiện để lập dự toán cho công trình.
Cùng với bản vẽ thiết kế, dự toán công trình là tài liệu quan trọng để các bên căn cứ xác định các công việc và khối lượng công việc thực hiện.
1. Mục đích của lập dự toán
Mục đích của lập dự toán nhằm cung cấp các thông tin sau:
- Xác định tổng chi phí chủ đầu tư phải chi trả để thực hiện thi công và hoàn thành công trình.
- Dựa vào dự toán để chủ đầu tư có căn cứ lập hồ xét duyệt nhà thầu thi công xây dựng.
- Căn cứ để các bên xác định khối lượng, chi phí các công việc để làm hồ sơ thanh toán.
2. Lập dự toán xây dựng dựa trên cơ sở nào
Cơ sở lập đơn giá của công trình xây dựng dựa trên Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng
- Danh mục công việc của công trình cần lập dự toán: mỗi hạng mục sẽ có nhiều công việc khác nhau. Lập dự toán để xác định đầy đủ và chi tiết.
- Định mức xây dựng: định mức là khối lượng để thực việc công việc ví dụ như: xây 1m3 tường xây thì cần cao nhiêu viên gạch ( tùy thuộc vào loại gạch thực hiện), bao nhiêu m3 vữa xi măng, số lượng nhân công để hoàn thành là bao nhiêu và máy móc để thực hiện xây tường gồm những máy móc nào…
Các công việc cần có để lập dự toán xây dựng công trình
Để lập dự toán cần dựa trên các thông tư 15/2019/TT-BXD và định mức 1776 của Bộ Xây Dựng và căn cứ vào giá vật liệu thi công của địa phương công bố hàng tháng, hàng quý để lập dự toán.
1. Chi phí trực tiếp
Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.
a. Chi phí vật liệu:
- Vật liệu ở mỗi địa phương sẽ có đơn giá khác nhau, nên hàng tháng và quý sở xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ ban hành công bố đơn giá vật liệu.
- Chi phí vật liệu xây dựng được tính toán bằng cách lấy khối lượng được bóc tách theo bản vẽ nhân với chi phí của vật liệu trong dự toán xây dựng. Khi có sự biến động về giá trong quá trình thi công thì kỹ sư dự toán cần xác định chi phí tăng hoặc giảm để làm bù giá cho nhà thầu xây dựng.
b. Chi phí nhân công:
- Tùy vào công trình xây dựng và công việc xây dựng để xác định được thời gian công nhân hoàn thành công việc. Dựa vào độ khó và phức tạp của công việc người ta phân ra 7 bậc nhân công và đơn giá nhân công mỗi bậc là khác nhau.
- Chi phí nhân công bao gồm: Tiền lương và tất cả các phụ cấp để công nhân thực hiện công việc.
c. Chi phí máy thi công:
- Mỗi công việc cần mỗi loại máy móc khác nhau để thi công. Ví dụ: xây tường thì cần máy trộn vữa. đổ bê tông thì cần bơm cần hoặc bơm tĩnh…
- Chi phí máy thi công bao gồm: khấu hao máy, chi phí xăng xe hoặc điện để thực hiện, nhân công vận hành máy đó.
2. Các chi phí chung
- Ngoài chi phí để thực hiện công việc xác định được dựa trên bản vẽ thì có nhiều chi phí khác mà người lập dự toán không thể tính toán được như: chi phí quản lý xây dựng, chi phí lán trại cho công nhân ở, chi phí các công việc phát sinh không xác định được…và các chi phí này được tính bằng % so với chi phí trực tiếp.
- Ngoài ra còn có chi phí lợi nhuận công trình của nhà thầu được xác định bằng 5.5% so với chi phí trực tiếp, chi phí thuế VAT.
Dựa trên các thông tư của Bộ Xây Dựng Phạm Gia tổng hợp lại quy trình lập dự toán xây dựng công trình xây dựng cơ bản để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc có thêm kiến thức về quy trình lập dự toán.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm