Lưu ý trong thi công trần thạch cao để cho nhà bền đẹp

14/02/2023 - Kiến thức xây dựng
Ngày nay, Để tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà các gia chủ thường lựa chọn thi công trần nhà bằng cách lắp dựng tấm trần thạch cao? Do khả năng dễ thi công và tạo hình cũng như chi phí rẻ giúp trần thạch cao khung xương chìm được ưu tiên lựa chọn. Khám phá ngay các loại trần thường được sử dụng và lưu ý khi thi công trần thạch cao để có ngôi nhà đẹp như mong muốn nhé!

Phân loại trần thạch cao

Trước khi tiến hành thi công thạch cao, bạn cần tìm hiểu trần thạch được chia làm 2 loại chính là trần thạch cao khung nổi hay còn gọi là trần thả và trần thạch cao chìm.

1. trần thạch cao khung xương nổi

• Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả - hệ trần để lộ một phần hệ thống khung xương, bề mặt được chia ô vuông 600x600mm hoặc ô chữ nhật 600x1200mm bởi các thanh khung xương. Trần thạch cao nổi được cấu tạo từ khung xương nổi và tấm trang trí trên nền tấm thạch cao.

• Ngoài la phông nhựa, hệ trần thạch cao phù hợp với nhu cầu đơn giản nhưng không kém phần tiện ích và trang nhã. Đóng trần thạch cao còn có ưu thế dễ lắp đặt, tải trọng nhẹ, linh hoạt trong việc bảo trì sửa chữa hệ thống điện, báo cháy sẽ là điểm cộng để trần nổi có thể được lựa chọn bởi gia chủ.

Xem thêm: Công ty tư vấn giám sát uy tín tại hà nội

2. trần thạch cao khung xương chìm

• Trần thạch cao chìm hay còn gọi là trần phẳng, trần giật cấp là hệ trần thạch cao có hệ thống khung xương được che kín, cấu tạo từ khung xương trần chìm và tấm thạch cao. Với ưu điểm linh hoạt, dễ tạo hình khi thi công trần thạch cao, hệ trần thạch cao chìm luôn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cầu kỳ nhất của gia chủ.

• Dù đó là phong cách cổ điển, hiện đại hay sang trọng vừa đủ để nhấn nhá phong cách riêng gia chủ muốn đạt đến, tạo ra những mẫu trần thạch cao đẹp đơn giản cho phòng khách, phòng ngủ làm hài lòng tất cả các gia chủ.

Ngoài những ưu điểm với kiểu dáng, mẫu mã, tùy vào cấu tạo hệ thống mà trần thạch cao còn mang đến những tính năng vượt trội hơn các chất liệu la phông trần nhà khác như chống nồm ẩm, tiêu âm, chống cháy, cách âm chống ồn…mang đến những không gian đa tiện nghi cho gia chủ.

Vì vậy, các bước thi công trần thạch cao cần được thực hiện theo khuyến cáo từ nhà sản xuất để đảm bảo công trình được thi công chuẩn xác, thẩm mỹ & đảm bảo các tính năng hệ thống tại công trình.

trần thạch cao

Các bước thi công trần thạch cao chìm

Trần thạch cao khung xương chìm được thi công rỗng rãi và được sử dụng nhiều do đáp ứng tốt về thẩm mỹ cũng như giá thành. Các bước thi công trần thạch cao khung xương chìm bao gồm:

Bước 1: xác định cao độ và lắp đặt thannh viền

• Công nhân dùng laser để xác định cần lắp dựng và để ổn định lắp đặt thanh viền.

Bước 2: lắp dựng kết cấu khung xương trần chìm

• Xác định đúng vị trí điểm treo và dùng ti treo liên kết với trần nhà.

• Lắp đặt khung xương chính và phụ .

• Kiểm tra độ phẳng của bề mặt khung xương và điều chỉnh nếu cần

Bước 3: Gắn tấm trần và xử lý khe nối

• Lắp đặt tấm trần theo thiết kế lưu ý cần phải lắp dựng các tấm trần vuông góc với chiều dài cạnh khung xương và sai lệch cho phép chỉ là 3mm.

• Dùng vít liên kết tầm trần vào hệ khung xương để bảo bảo:  khoảng cách giữa các tấm trần là 240mm trong lòng tấm và 150mm ở các vị trí đầu tấm.

• Xử lý khe nối tấm bằng giấy hoặc băng keo lưới trước khi tiến hành sơn bề mặt.

trần thạch cao

Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

Các lưu ý quan trọng khi Thi Công Trần Thạch Cao

• Công việc đóng trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công thạch cao hoàn thiện phần cửa và cửa sổ, những vị trí mở phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không chịu tác động trực tiếp thời tiết. Trước khi làm trần thạch cao, các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện cần được che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

• Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần thạch cao sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E nhằm đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy lan và tính thẩm mỹ của trần.

• Trong trường hợp có tường thạch cao, hệ thống trần sẽ được thi công sau xây xong tường nhà đẹp. Hệ thống trần nhà thạch cao có thể chịu được các mức độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần. Khuyến khích thi công vách ngăn chống cháy cho trần và tường thạch cao.

Những đặc điểm và lợi ích của trần thạch cao mang lại, thi công trần nhà thạch cao đang dần trở thành xu hướng mới trong thiết kế xây dựng. Bài viết giúp mọi người hiểu về quy trình thi công để ngôi nhà của mình đẹp hơn.

Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc xây tường chịu lực trong xây dựng nhà

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Lưu ý trong thi công trần thạch cao để cho nhà bền đẹp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.10033 sec| 746.117 kb