Quá trình Giám sát thi công xây dựng nhà đa năng của Phạm Gia
Giám sát thi công bước chuẩn bị xây dựng
Để bắt tay vào công việc thi công xây dựng, công tác chuẩn bị của nhà thầu phải thực hiện đầy đủ, bài bản và nghiêm túc từ khâu tổ chức thi công. Các công việc của nhà thầu phải thực hiện để chuẩn bị thi công bao gồm:
1. Bàn giao mặt bằng
Sau khi được chủ đầu tư và tư vấn thiết kế bàn giao tim, mốc, tọa độ. Nhà thầu thiết lập cọc tim, cọc mốc và được gởi ra ngoài phạm vi thi công. Có trách nhiệm kiểm tra và lưu giữ cọc tim, cọc mốc tại hiện trường trong suốt quá trình thi công để làm cơ sở cho việc nghiệm thu từng hạng mục sau này.
2. Xây dựng lán trại cho công nhân và ban chỉ huy công trường
Chỗ ăn ở của công nhân và ban chỉ huy nhằm đảm bảo sức khỏe để yên tâm công việc.
3. Bãi tập kết vật tư
Bố trí biển báo hiệu tại khu vực hiện trường, xây dựng kho bãi vật tư tập kết gọn gàng trên công trường.
Luôn bố trí người hướng dẫn các thiết bị xe thi công và vận chuyển vật tư đi lại trên công trường.
4. Nguồn điện, nước
Chúng tôi sẽ liên hệ với cơ quan quản lý để đăng ký việc sử dụng điện cho công trình trong quá trình thi công. Ngoài ra để đảm bảo quá trình thi công liên tục phòng ngừa khi có sự cố mất điện hay điện yếu không đáp ứng được yêu cầu thi công cấp bách chúng tôi có dự phòng máy phát điện dự phòng luôn ở trong tình trạng sẳn sàng hoạt động.
Giám sát thi công quá trình thực hiện
Các bước thi công xây dựng của nhà thầu phải thực hiện bài bản, đầy đủ và đúng các tiêu chuẩn xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
1. Công tác trắc đạc
Các kết cấu công trình sau khi xây lắp xong phải tiến hành kiểm tra độ chính xác bằng cách tiến hành đo trực tiếp khoảng cách giữa các trục. Kiểm tra độ cao các kết cấu công trình bằng độ cao hình học.
2. Thi công đào, đắp đất
Khi kết thúc quá trình đào móng cán bộ kỹ thuật và công nhân kiểm tra theo đúng thiết kế mới cùng giám sát thi công tiến hành nghiệm thu hố móng (về kích thước, hình dạng, tim trục và cao độ đáy móng). Khi đó đạt yêu cầu chúng tôi cho tiến hành các công việc tiếp theo.
3. Thi công ván khuôn
Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết. Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.
4. Thi công cốt thép
Cốt thép được thi công trực tiếp ngay tại vị trí của các cấu kiện đó. Các thanh thép được cắt theo đúng chiều dài thiết kế, đúng chủng loại thép:
- Lắp đặt vị trí thanh thép đúng theo thiết kế
- Lắp đặt khoảng cách thanh thép đảm bảo >1.5 lần đường kính thép chủ.
- Đảm bảo sự ổn định của lưới thép khi đổ bê tông.
5. Thi công đổ bê tông
Điều cần lưu ý khi giám sát thi công đổ bê tông:
- Đổ bê tông không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha và chiều dày lớp bảo vệ bê tông. Bê tông được đổ liên tục trong mỗi đợt thi công.
- Khi đầm bằng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đổ trước 10cm.
- Công tác đổ bê tông chỉ được tiến hành sau khi đó nghiệm thu cốp pha, cốt thép.
6. Thi công lắp dựng kết cấu thép, mái tôn
Chỉ tiêu kỹ thuật của công tác lắp dựng kết cấu thép :
- Lắp ráp theo đúng bản vẽ thiết kế, sau khi lắp dựng xong phải đảm bảo.
- Độ cao đầu cột khung chính: ±10mm, phải đảm bảo tăng dần hoặc giảm dần.
- Độ nghiêng cột: Với khung chính : 1,5mm/1000mm
- Khẩu độ: Với khung chính: ±15mm
- Khe hở giữa các bản mã: không quá 1mm.
- Độ võng xà gồ : ≤1/200L ( L là chiều dài xà gồ
7. Thi công xây tường, trát tường nhà
Giám sát thi công xây tường phải đảm bảo: Mạch vữa phải đầy, không bị rỗng, chiều dày mạch vữa ngang và đứng không quá 15mm, nhỏ nhất không dưới 8mm. Gạch xây được tưới nước trước khi xây để đảm bảo không hút mất nước của vữa và liên kết tốt.
8. Thi công sơn tường, dầm, trần và cột
Khi tiến hành nghiệm thu, công tác sơn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bề mặt sơn phải cùng màu, không có vết tụ sơn, vón cục.
- Bề mặt sơn phải mịn, không cho phép lộ màu của lớp sơn lót (nếu có sử dụng sơn lót).
- Các ranh giới của hai diện tích sơn khác nhau phải sắc gọn theo đúng thiết kế về màu sắc, vị trí. Độ sai lệch về kích thước không quá 5mm.
9. Giám sát thi công ốp lát gạch
Về mặt thẩm mỹ, những khoảng nền lộ diện nhiều thường phải thể hiện nguyên tấm gạch (không cắt xén) vỡ khụng bao giờ khổ gạch lát trám đúng vừa diện tích cần lát. Phần gạch cắt xén nên "ép" về phía chân tường được che giấu bằng vật dụng nội thất hay nơi khuất, ít lộ diện. Đối với gạch ốp tường cũng vậy, phải "giấu" những miếng gạch cắt xén cho vừa khuôn tường tại những góc ít gây chú ý.
10. Lắp đặt cửa nhôm kính
Các yêu cầu kỹ thuật sau khi lắp đặt:
- Khung cửa phải vuông, thẳng đứng và cạnh nằm ngang phải thăng bằng. Đối với cửa trượt phải chú ý ray trượt phía dưới phải thẳng. (Sai lệch cho phép 0~ 0,5° áp dụng cho các loại cửa và 0°~ 1° áp dụng cho vách kính cố định).
- Khe hở bơm keo xung quanh phải đều nhau,cân đối và phía cạnh dưới của khung bắt buộc phải có khe hở nhỏ nhất là 3mm để bơm keo bọt.(Bơm keo bọt phải đầy và đều)
- Các lắp bịt lỗ vít phải được lắp đầy đủ, phải bơm keo cho các nắp vít lắp đặt ở cạnh dưới của khung cửa.
- Dùng vít lắp đặt bắt trực tiếp vào khung. Khoảng cách từ góc khung hoặc từ các vị trí đầu nối đố vào vị trí khoan là 100~150. tuyệt đối không được đặt vít lắp đặt.
11. Thi công hệ thống điện, nước
Toàn bộ kết cấu lưới điện được đi chìm trong tường, trần, các thiết bị được gắn sát trần, tường. Khi giám sát thi công lắp đặt dây điện và các thiết bị trong nhà tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy phạm kỹ thuật. Dây điện dùng loại dây có chất lượng tốt theo đúng yêu cầu thiết kế về kỹ thuật. Dây điện được luồn trong ống bảo vệ. Trong quá trình thi công bảo vệ dây điện tránh đứt, hư hỏng. Việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng, tủ cung cấp điện, đường dây, cáp cấp nguồn, ống bảo hộ và tất cả các thiết bị khác đều được tiến hành theo đúng các yêu cầu thiết kế, đảm bảo các quy trình quy phạm, quản lý kỹ thuật chất lượng thi công và nghiệm thu hiện hành.
12. Lắp đặt thiết bị
Các thiết bị nước, thiết bị vệ sinh, thiết bị dụng cụ thể dục thể thao nhập về sử dụng trong công trình đều được nhà thầu trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát chứng chỉ xuất xưởng của nhà máy, chứng chỉ chất lượng sản phầm, đảm bảo:
- Lựa chọn thiết bị đúng yêu cầu hồ sơ kỹ thuật.
- Sử dụng thiết bị của các nhà sản xuất có uy tín, chất lượng cao.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về kiểm tra chất lượng.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các bước giám sát thi công xây dựng nhà đa năng mà Phạm Gia đã thực hiện. Nhờ thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn công trình đã hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.
Xem thêm: Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm