Quy trình đổ bê tông đúng kỹ thuật và biện pháp xử lý bê tông bị rỗ

19/02/2023 - Đào tạo
Quá trình thi công đổ bê tông thường gặp tình trạng bê tông bị rỗ sau khi tháo dỡ ván khuôn. Việc khắc phục sữa chữa làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ thi công. Vậy kỹ thuật đổ bê tông như thế nào? Nguyên nhân bê tông bị rỗ? Cách khắc phục ra ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau nhé!

Bề mặt bê tông bị rỗ như thế nào

Sau khi tháo dỡ cốp pha như cột, dầm, sàn ta thấy bề mặt bê tông xuất hiện các vết rỗ lớn từ 3 đến 5mm trên bề mặt kết cấu, nếu bề mặt rỗ lớn có thể nhìn thấy rõ cốt thép của kết cấu đó. Tùy thuộc mức độ ảnh hưởng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

Quy trình kỹ thuật đổ bê tông trong xây dựng

Để quá trình đổ bê tông tránh bị rỗ thì phải tuân thủ các bước thi công sau:

1. Kiểm tra chất lượng ván khuôn, giàn giáo trước khi đổ bê tông

  • Đối với sàn thì kiểm tra khoảng cách chân giáo, bát kích, khoảng cách hộp xà gồ đảm bảo đủ số lượng theo thiết kế tránh cốp pha sàn bị sập trong quá trình thi công.
  • Đối với cột thì cần kiểm tra thẳng đứng của cột bằng quả rọi đảm bảo cột không bị xô lệch, phình trong quá trình đổ bê tông cột.
  • Các vị trí mạch ngừng bê tông cần tưới hồ dầu đảm bảo khả năng liên kết giữa bê tông cũ và bê tông mới.

Xem thêm: Công ty tư vấn giám sát uy tín tại Hà Nội

2. kỹ thuật thi công tránh bê tông bị rỗ

Để kết cấu bê tông không bị rỗ thì cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

  • Bước 1: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt ván khuôn trước khi đổ bê tông.
  • Bước 2: Kiểm tra chất lượng bê tông: kiểm tra độ sụt bê tông nhằm đảm bảo bê tông không bị quá khô hoặc quá nhão.
  • Bước 3: Trong quá trình thi công đổ bê tông thì cần chú ý đến mạch ngừng thi công, đối với thi công sàn thì phải đổ liên tục không được để thời gian giữa 2 lần đổ quá 2h, còn đối với thi công cột thì chiều cao rơi của bê tông không được quá 2m tránh làm phân tầng bê tông.
  • Bước 4: Cho công nhân dùng đầm dùi đầm cẩn thận và đủ thời gian đầm. Tránh đầm sơ sài bê tông chưa đều dẫn đến bề mặt bị rỗ sau khi tháo dỡ cốp pha.
  • Bước 5: Sau khi đổ bê tông xong khoảng 4h thì cần tiến hành bảo dưỡng bê tông. Việc bảo dưỡng bê tông nhằm cung cấp nước để bê tông thủy hóa hết xi măng trong bê tông, làm tăng chất lượng công trình.

bê tông bị rỗ

Nguyên nhân bê tông bị rỗ sau khi tháo dỡ cốp pha

Bê tông rỗ có nhiều nguyên nhân từ khâu kiểm soát chất lượng bê tông cho đến quá trình thi công trực tiếp ngoài hiện trường có 1 số nguyên nhân chính sau đây:

1. Tỉ lệ hỗn hợp cấp phối bê tông không đạt

  • Tùy thuộc vào kết cấu kỹ sư thiết kế yêu cầu về mác bê tông và độ sụt bê tông là khác nhau. Nếu tỉ lệ thành phần cát, đá và xi măng không đạt dẫn đến bê tông không đạt độ sụt theo thiết kế dẫn đến bị mặt bê tông bị rỗ sau khi đổ.

2. Chất lượng ván khuôn không đảm bảo

  • Việc chất lượng ván khuôn không đảm bảo, ván khuôn bị hở tại các vị trí nối giữa các tấm dẫn đến bê tông bị mất nước trong quá trình thi công.

3. Thi công không đúng kỹ thuật

  • Chiều cao rơi của bê tông lớn hơn 2m khi đổ các kết cấu như: cột, vách… dẫn đến bê tông bị phân tầng
  • Khoảng cách giữa 2 lần đổ quá 2h. Khi đó khối bê tông cũ đã ninh kết và đạt cường độ nhất định dẫn đến lớp bê tông cũ và mới không liên kết với nhau.
  • Kỹ thuật đầm bê tông không đúng: Chiều sâu vòi đầm không đảm bảo tới đáy với cột, vách. Hay đầm quá sơ sài khi thi công sàn là nguyên nhân.

bê tông bị rỗ

Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

 Biện pháp xử lý bê tông rỗ sau khi tháo dỡ ván khuôn

Nhằm đảm bảo kết cấu được an toàn thì những vị trí sau khi tháo dỡ ván khuôn bề mặt bê tông không đảm bảo thì phải xử lý.

1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị trước khi sửa chữa

  • Chuẩn bị vật tư: Xi măng, cát và các phụ gia cần thiết như Sika groud để xử lý.
  • Cần đục tẩy bề mặt bê tông trước khi tiến hành sửa chữa.

2. Cách xử lý kết cấu bê tông bị rỗ.

Kết cấu bị rỗ bề mặt:

  • Nếu bề mặt bê tông xuất hiện các lỗ có tiết diện nhỏ, không ăn sâu vào cốt thép thì cách xử lý sẽ là đục và trát vữa xi măng. Cách này yêu cầu tiến hành đục toàn bộ khu vực xuất hiện vết rỗ sao cho các viên đá, sỏi được bằng phẳng sau đó phun nước vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa đục, bước tiếp sau đó là thấm khô và dùng vữa xi măng trát kín lại khu vực bị rỗ, lưu ý vữa dùng để trát là vữa có cấp phối 1:2:5 hoặc 1:2

Đối với kết cấu bê tông rỗ sâu :

  • Trường hợp vết rỗ bê tông có tiết diện rộng, ăn sâu vào tận cốt thép bên trong thì bạn cần xem xét tiến hành đổ lại bê tông cột để đảm bảo an toàn. Đối với lần đổ này cần phải tuân thủ đúng quy tắc đổ bê tông, cấp phối bê tông đạt tiêu chuẩn và quá trình thi công lắp cốp pha cột có đạt chuẩn kỹ thuật hay không để đảm bảo không xảy ra lỗi kể trên.

Bài viết chia sẻ 1 số nguyên nhân chính dẫn đến kết cấu bê tông bị rỗ và cách khắc phục sửa chữa. Ngoài ra để tránh kết cấu bê tông bị ảnh hưởng thì trong quá trình thi công cần phải thi công đúng kỹ thuật. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Lưu ý trong khi bảo dưỡng bê tông sàn nhà đúng kỹ thuật

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Quy trình đổ bê tông đúng kỹ thuật và biện pháp xử lý bê tông bị rỗ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.13996 sec| 759.398 kb