Quy trình giám sát thi công móng băng đúng kỹ thuật
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng nằm phía dưới các cột. Chúng thường có dạng dải dài chữ nhật hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Chúng có tác dụng chịu lực cho tường hoặc cột, nâng đỡ kết cấu của cả tòa nhà.
Phân loại móng băng
Dựa trên ứng dụng trong các công trình mà móng băng được phân ra làm 2 loại móng cơ bản.
1.Móng băng 1 phương
Đây là loại móng cơ bản và được thiết kế theo phương ngang hoặc phương dọc. Móng băng 1 phương thường sẽ phải to hơn loại 2 phương. Do có 1 phương đó chịu tải toàn bộ tải trọng của căn nhà. Nên cần thiết kế to và cứng cáp hơn móng đơn 2 phương.
2. Móng băng 2 phương
Móng đơn 2 phương là loại móng được thiết theo cả 2 phương dọc và ngang. Chịu tải cho cả công trình, loại móng này được sử dụng rất phổ biến.
Quy trình thi công móng băng đúng kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị thi công
- Tiến hành tập kết vật liệu: sắt thép, ván khuôn, xà gồ …. Về công trình chuẩn bị thi công móng băng
- Làm sạch mặt bằng khu đất chuẩn bị xây dựng: san phẳng, giải phóng mặt bằng chuẩn bị thi công móng.
Bước 2: Công tác đào đất- định vị công trình
- Tiến hành trắc đạc, xác định vị trí móng công trình dựa trên bản vẽ thiết kế.
- Dùng máy đào đất và vận chuyển đất thừa ra khỏi khu vực thi công móng băng.
- Công nhân tiến hành sửa thủ công hố móng nhằm đảm bảo mặt bằng hố móng phẳng, sạch.
Bước 3: Đổ bê tông lót hố móng
Khi thi công đào đất hố móng xong thì tiến hành thi công đổ bê tông lót hố móng băng, giúp chống mất nước bê tông móng và làm sạch mặt bằng thi công.
Bước 4: Thi công lắp dựng cốt thép móng
- Thép được gia công đúng theo kích thước, đường kính, số lượng theo bản vẽ thiết kế được duyệt ở trên bãi gia công.
- Tiến hành lắp dựng thép dưới hố móng
Lưu ý khi thi công thép móng băng:
+ Thép phương cạnh ngắn nằm phía trên, phương cạnh dài nằm phía dưới
+ Thép phải nối thép đủ chiều dài 40d ( d là đường kính thép).
+ Chiều dày cục kê phải >4cm để đảm bảo khả năng bảo vệ bê tông.
Bước 5: Thi công lắp dựng cốp pha
- Lắp dựng cốp pha theo đúng kích thước bản vẽ được duyệt, đảm bảo vị trí nối ván khuông không bị hở tránh việc bê tông chảy tràn trong quá trình đổ bê tông.
- Kiểm tra việc chống các hộp giáo, chân chống cốp pha phải đảm bảo khoảng cách và số lượng bản vẽ shopdrawing được duyệt tránh cốp pha bị bung bục trong quá trình đổ bê tông móng.
Bước 6: Thi công đổ bê tông móng
- Trước khi tiến hành đổ bê tông phải kiểm tra lại công tác vệ sinh, nếu hố móng bị đất bẩn hoặc có nước thì ta phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ bê tông thi công móng băng.
- Tiến hành đổ bê tông móng, quá trình đổ bê tông phải di chuyển cần bơm đều các vị trí quanh móng, tránh bơm tại 1 vị trí dễ gây bục cốp pha.
Xem thêm: Quy trình thi công móng cọc
Lưu ý về khi nghiệm thu thi công móng băng
- Định vị mốc gửi: kiểm tra tọa độ và tim trục đã đúng chưa, sai số cho phép định vị.
- Cao độ sau khi đào đất: cao độ đáy móng phải đủ chiều sâu thiết kế.
- Bê tông lót móng: chiều dày bê tông lót phải đủ thiết kế thông thường 10cm.
- Thép móng: kiểm tra số lượng, đường kính, khoảng cách thép. Kiểm tra thép chờ cột
- Cốp pha móng: đảm bảo chắc chắc, số lượng giáo hộp 5x5,5x10 đảm bảo khoảng cách.
- Bê tông móng: bê tông sau khi đổ có được đầm kỹ không, bề mặt bê tông có bị rỗ không.
- Bảo dưỡng bê tông móng: tưới nước dưỡng ẩm bê tông móng sau 4h đổ bê tông và phải bảo dưỡng liên tục trong 2 ngày.
Hy vọng những phạm gia chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu thêm về quy trình thi công móng băng. Mọi hạng mục thi công phải được diễn ra đúng quy trình để ngôi nhà đảm bảo chất lượng tốt nhât.
Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm