Quy trình thi công móng cọc chi tiết nhà ở tư nhân
Phân loại móng cọc
• Móng cọc đài thấp: là móng cọc có đài móng nằm thấp hơn mặt đất, hoàn toàn chịu nén và không chịu tải trọng uốn. Móng được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu.
• Móng cọc đài cao: là móng cọc có đài móng nằm trên mặt đất, móng cọc chịu cả hai tải trọng uốn nén.
Các loại cọc thường dùng trong thi công nhà dân dụng
• Cọc hình vuông: có nhiều loại cọc có kích thước khác nhau tùy nhà sản xuất, kích thước cọc thông thường đối với nhà dân dụng: 20x20cm, 25x25cm,30x30cm ... chiều dài thường 6-8md/cọc.
• Cọc tròn mặt cắt vành khuyên: có đường kính 20 cm, 25cm, 30cm … chiều dài thường 6-8md/cọc.
Quy trình thi công móng cọc
1. Dọn dẹp mặt bằng thi công móng cọc
• Trước tiên cần khảo sát địa chất để đánh giá tình hình thực tế công trường, xác định hướng di chuyển máy ép cọc phù hợp với mặt bằng xây dựng.
• Tập kết vật liệu cọc về công trường: phân bố, sắp xếp cọc vào gần các vị trí cần ép để tiện cho việc cẩu cọc trong quá trình thi công.
2. Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép
Công tác chuẩn bị
• Xác định vị trí ép cọc. Dùng máy toàn đạc để xác định vị trí tim cọc trên công trình, tiến hành cắm mốc vị trí cọc cần ép.
Quy trình ép cọc bê tông cho nhà dân dụng
Bước 1:
• Máy ép cọc cẩu cọc vào giá đỡ sao cho đúng vị trí tim cọc thiết kế, công nhân kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng thước ni vô theo 2 phương. Người điều khiển máy sẽ điều chỉnh đến khi độ thẳng đạt yêu cầu mới bắt đầu tiến hành ép cọc.
• Công nhân điều khiển máy ép cọc sẽ tăng áp lực cọc ép từ từ để cọc bắt đầu xuyên vào lòng đất tốc độ ép cọc thường < 1m/s.
• Khi có vấn đề về độ chối của cọc tư vấn giám sát phải yêu cầu dừng lại để kiểm tra.
Bước 2:
• Sau khi ép hết đoạn cọc đầu tiên và đầu cọc cách mặt đất tầm 2m thì tiến hành nối đoạn cọc tiếp theo
• Các đoạn cọc được nối với nhau bằng bản mã thép và hàn nối.
• Trong quá trình ép theo dõi, kiểm tra lực ép cứ 1m thì ghi lại nhật trình 1 lần bao gồm lực ép tướng ứng với chiều sâu cọc.
• Khi ép cọc đến lớp đất đá điểm cuối của đầu cọc thì phải tiến hành ép để chiều sâu cọc ngàm vào lớp đất đá tối thiểu 1m.
Bước 3:
• Ép âm cọc: Đầu cọc được thiết kế nằm sâu vào lòng đất tùy thuộc vào độ sâu đài móng nên cần tiến hành ép âm cọc, dùng cọc thép để ép cọc bê tông đến độ sâu thiết kế.
Bước 4:
• Sau khi ép xong cọc tại vị trí thì máy tiếp tục di chuyển sang vị trí tim cọc tiếp theo trong đài cọc và tiến hành quy trình ép như trên.
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện:
+ Chiều dài đoạn cọc đạt đến độ sâu thiết kế, và ngàm vào lớp đất đá ít nhất 1m.
+ Lực ép tại thời điểm cuối phải đạt > 2 lần lực ép nhỏ nhất theo thiết kế .
Xem thêm: Kinh nghiệm thi công móng nhà ở tư nhân tiết kiệm
Một số sai lầm dễ gặp trong quy trình thi công móng cọc
• Cọc ép bị lệch ra ngoài đài móng, quá trình thi công ép định vị tim cọc không đúng dẫn đến cọc bị nhảy ra khỏi đài móng.
• Chiều sâu ép cọc không đạt, trong quá trình thi công có 1 số cọc thi công bị chối giả do đất bị nén chặt. Cho máy nghỉ ép 1 thời gian rồi tiến hành ép lại đến khi đạt chiều sâu ép cọc như thiết kế.
• Trong quá trình thi công cọc bị nghiêng lệch dẫn sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực đúng như thiết kế.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu thêm về quy trình thi công móng cọc. Mọi hạng mục thi công phải được diễn ra đúng quy trình để ngôi nhà đảm bảo chất lượng tốt nhât.
xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm