Tìm hiểu kỹ thuật thi công cốp pha, giàn giáo nhà chi tiết
30/01/2023
-
Đào tạo
Quá trình thi công cốp pha, giàn giáo phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như: yếu tố bền, cứng, ổn định, tháo lắp diễn ra an toàn, nhanh chóng và giảm chi phí nhất có thể. Hãy cùng Phạm Gia “Tìm hiểu” kỹ thuật thi công cốp pha, cốp pha, giàn giáo đúng chuẩn kỹ thuật qua bài viết dưới đây!
Quy trình thi công và nghiệm thu cốp pha
1. Quy trình kỹ thuật thi công cốp pha móng
- Trước tiên cần thi công lắp dựng cốt thép, tiến hành mời tư vấn giám sát nghiệm thu cốt thép rồi mới lắp dựng ván khuôn đài cọc và dầm móng.
- Dựa vào kích thước, bản vẽ để thi công ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Tiến hành căng dây dọi để kiểm tra độ thẳng đứng của ván khuôn.
- Cần phải chống ván khuôn bằng giáo chống theo đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo ván khuôn không bị lệch trong quá trình đổ bê tông.
2. Quy trình kỹ thuật thi công cốp pha cột
- Dựa vào kích thước cột để gia công ván khuôn, ván khuôn được gia công từng mảng để dễ dàng thi công và tiết kiệm thời gian thi công.
- Dùng các thanh hộp 5x5 và 5x10 để gông chống cốp pha cột theo cả 2 chiều ngang và đứng với khoảng cách khoảng 60cm/điểm.
- Trắc đạc bật mực kích thước cột lên nền sàn nhà bằng đúng kích thước cột thiết kế và gởi khoảng cách từ mép cột ra 50cm hoặc 1m để kiểm tra độ thằng đứng cột sau khi lắp dựng cốp pha.
- Lắp cùm và điều chỉnh vòng đệm, dùng quả dọi kiểm tra độ thẳng và độ cứng của cột. Cố định cốp pha cột bằng neo hoặc thanh chống ở cuối.
3. Quy trình kỹ thuật thi công cốp pha dầm
- Trước hết, cần xác định tâm của dầm, bố trí các tấm ván lót để đặt chân cột.
- Thứ hai, đặt một cây hỗ trợ hình chữ T gần cột và gắn 2 trụ.
- Tiếp theo, đừng quên đặt thêm các giá đỡ dọc theo tâm của giá đỡ khuôn. Đặt tấm ván dưới lên trên dầm đỡ rồi gắn hai đầu.
- Đặt các tấm cốp pha lên dầm, đóng đinh cố định đáy dầm, cố định mép trên. Cuối cùng, kiểm tra tim dầm và điều chỉnh chiều cao của dầm theo đúng bản vẽ kỹ thuật.
4. Quy trình kỹ thuật thi công cốp pha sàn nhà
- Sử dụng cốp pha thép trên hệ giàn giáo chữ A, hệ khung đỡ thép và xà gồ. Sử dụng tối đa bề mặt cốp pha thép để định hình. Các bề mặt còn lại được sử dụng cốp pha gỗ.
- Phải đảm bảo quá trình thi công hình dáng, kích thước và độ võng của sàn nhà không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
5. Quy trình nghiệm thu cốp pha sau khi lắp dựng
Tất cả các cốp pha móng, dầm sàn sau khi thi công phải được nghiệm thu bằng cách kiểm tra hình dạng, kích thước của tấm theo bảng 2-TCVN 4453 : 1995.
- Sau đó kiểm tra độ cứng vững và khả năng chịu lực của hệ thống. Độ phẳng mặt phải của bề mặt tấm tiếp xúc trực tiếp với bê tông. Kiểm tra khoảng cách giữa các tấm với nhau có chính xác hay không, mối quan hệ như thế nào?Kết cấu, khoảng cách giữa các ván khuôn.
Thời gian tháo dỡ cốp pha bao lâu sau khi thi công là hợp lý
- Để được tháo dỡ cốp pha thì bê tông cần đạt đến cường độ thiết kế nhất định. Khi bê tông chịu được trọng lượng bản thân và chịu được tải trọng tác động của quá trình thi công.
- Trong quá trình tháo dỡ cốp pha cần lưu ý đảm bảo kỹ thuật, tránh va chạm bê tông khi vừa đổ xong chưa đảm bảo cường độ, có thể tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt cường độ > 50% daN/cm2.
- Trường hợp kết cấu bê tông là cấu kiện như: công xôn, ô văng, sê nô… chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi bê tông phải đủ mác thiết kế là 28 ngày sau khi đổ bê tông.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật thi công cốp pha được Phạm Gia tổng hợp lại được. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ về kỹ thuật thi công nhằm đảm bảo công trình đúng chất lượng, kỹ thuật.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật thi công cốp pha dầm sàn nhà cao tầng
Các tin khác
Đánh giá - Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm