Vai trò và kỹ thuật lắp dựng thép giằng móng nhà ở

07/02/2023 - Đào tạo
Giằng móng nhằm tăng độ ổn định cho kết cấu ngôi nhà, liên kết các móng lại với nhau thành một khối vững chắc. Vậy quy trình thi công lắp dựng thép giằng móng như thế nào? Vai trò của thép giằng móng là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Vai trò của thép giằng móng

Trong một số công trình xây dựng, dầm móng hỗ trợ cho kết cấu chung của toàn bộ công trình, khiến giảm bớt việc ngấm nước, rạn nứt một cách vô cùng hiệu quả.

Phần dầm móng còn giúp nâng đỡ phần tường nằm phía trên giằng, khiến cho trọng lực ở phần móng được phân bố đều hơn, tạo ra tính thống nhất và chặt chẽ cho toàn bộ công trình.

Vì vậy, lắp dựng cốt thép giằng móng nhằm:

  • Làm tăng cường liên kết các đài móng giúp kết cấu nền móng của công trình kiên cố và vững chắc.
  • Làm giảm sức ép của trọng tải từ bên trên tác động vào nền móng trong quá trình xây nhà và sử dụng nhà về sau.
  • Giúp phân bố trọng lực của căn nhà một cách đồng đều, làm giảm thiểu tình trạng sạt lở, biến dạng của cấu trúc công trình.

Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

Cách lắp dựng thép giằng móng đơn giản

Cột hoặc một phần đổ bê tông thông thường, các thanh thép chịu lực, đai và tăng cường cần được sắp xếp theo thứ tự phù hợp và đúng với tiêu chuẩn quy định. Đặc biệt là vị trí tiếp xúc với đai móng, đây là nơi chịu tải trọng toàn bộ ngôi nhà và phần lớn các rủi ro đều đến từ khu vực này. Sau đây là các lưu ý được nhà người làm xây dựng chia sẻ:

  • Đường kính thép được sử dụng làm giằng móng ở cốt thép chịu lực dao động trong khoảng 12 - 15mm.
  • Thép được chọn là đà chính có kích thước xấp xỉ 30mm.
  • Kích thước thép sử dụng phải có đường kính nhỏ hơn 1/10 chiều rộng củagiằng móng.
  • Để quá trình hoàn thiện được chuẩn xác, hạn chế sử dụng quá 3 loại kích thước thép khác nhau. Tốt nhất, giữa các loại thép chỉ nên chênh lệch 2mm về đường kính.
  • Khoảng hở giữa hai thanh thép gần nhất rất quan trọng, chúng quyết định chắc chắn khối bê tông, cần phải cẩn trọng trong quá trình thi công.
  • Với cácgiằng móng có chiều cao hơn 710mm, hãy bổ sung thanh thép 12mm vào bên hông.
  • Thép đai và thép hỗ trợ phải dày hơn về phía hai đầu.

lắp dựng thép giằng móng

Với các công trình lớn, nhiều tầng và thiết kế phức tạp, cách bố trí thép giằng móng cần được nghiên cứu và thi công dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư hoặc người chịu trách nhiệm chính. Điều này vừa đảm bảo chất lượng thi công, vừa hạn chế sai sót đến mức thấp nhất.

Các kỹ thuật lắp dựng thép giằng móng nên biết

Để công trình bền vững và đảm bảo khả năng chịu lực cần bố trí, lắp dựng cốt thép đảm bảo về số lượng, kích thước và khoảng cách. Để thi công đúng cách người kỹ sư cần nắm vững các kỹ thuật lắp dựng thép giằng móng sau:

  • Khoảng hở giữa các thanh thép chịu lực phải lớn hơn 1.5 lần đường kính thanh thép và nhỏ nhất 25mm. Nhằm đảm bảo bê tông lọt qua khe hở khi đổ bê tông.
  • Trong tính toán thi công không nên bố trí quá 2 loại đường kính thép chịu lực trong một cấu kiện vì công nhân dễ thi công nhầm lẫn và chênh lệch đường kính thép nên chỉ là 1 đơn vị để tận dụng khả năng chịu lực.
  • Lớp bê tông bảo vệ thép giằng móng ít nhất là 3cm với môi trường bình thường còn với môi trường nước mặn hoặc biển thì lớp bê tông bảo vệ phải lớn hơn 5cm.
  • Giằng móng nên đặt sát mặt đất nhằm tránh công trình bị thấm nước gây mất an toàn và thẩm mỹ.

lắp dựng thép giằng móng

Giằng móng nhà là bộ phận kết cấu không thể thiếu trong thi công xây dựng. Vì vậy, thi công lắp dựng thép giằng móng đúng kỹ thuật giúp tăng khả năng chịu lực và tuổi thọ công trình.

Xem thêm:  Quy trình giám sát thi công cốt thép nhà ở dân dụng

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vai trò và kỹ thuật lắp dựng thép giằng móng nhà ở

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.09374 sec| 750.672 kb