Quy trình thi công trần thạch cao khung xương chìm

14/12/2022 - Đào tạo
Ngày nay việc thi công trần thạch cao cho ngôi nhà rất nhiều, thi công trần thạch dễ dàng thi công, giúp thẩm mỹ ngôi nhà đẹp hơn. Sau đây các bạn cùng phạm gia đi tìm hiểu quy trình thi công trần thạch cao.

Ngày nay việc thi công trần thạch cao cho ngôi nhà rất nhiều, thi công trần thạch dễ dàng thi công, giúp thẩm mỹ ngôi nhà đẹp hơn. Sau đây các bạn cùng phạm gia đi tìm hiểu quy trình thi công trần thạch cao.

I. Công tác chuẩn bị của nhà thầu thi công

1. Chuẩn bị bản vẽ shop, mặt bằng thi công

- Nhà thầu thi công triển khai shop bản vẽ thi công và được tư vấn giám sát phê duyệt, có biên bản nghiệm thu các hạng mục thiết bị ME âm trần.

- Nhà thầu thi công bắn gửi cos cao độ và kiểm tra cos với bản vẽ thiết kế, lập biên bản bàn giao cos gửi với tư vấn giám sát.

- Nhà thầu triển khai bản vẽ shopdrawing trần ngoài thể hiện được các yêu cầu thi công còn cần phải kiểm khớp với các hệ thống M&E của các nhà thầu cơ điện về vị trí lỗ chờ, lỗ thăm trần, khoảng cách và vị trí treo thiết bị… Đối với bản vẽ shop trần tấm thả nhà thầu khi vẽ cần chú ý kích thước các tấm trần bo viền tường nhằm đảm bảo cân đối và thẩm mỹ.

2. Chuẩn bị vật liệu thi công trần thạch cao

- Nhà thầu lập bảng mẫu vật liệu trình tư vấn giám sát, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Hệ khung xương, tấm trần, vật tư phụ phải đúng chủng loại theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và hợp đồng có cung cấp đầy đủ CO,CQ.

- Nghiệm thu hệ khung xương, ty ren phải có kết quả trước khi thi công thả tấm trần.

- Tư vấn kiểm tra thiết kế của tấm trần: chiều dày, chủng loại, kích thước  phải được chủ đầu tư phê duyệt.

- Vật tư phụ trước khi thi công chuẩn bị đầy đủ: Đinh bê tông, nở ren, ty ren, vít đen, tấm trần, băng keo, bột trét...

3. Chuẩn bị dụng cụ thi công

Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để phục vụ cho việc thi công: giàn dáo, máy laser, nivo, thước met, bật mực, máy bắn đinh, búa…

II. Quy trình thi công hệ khung xương trần

1. Xác định, kiểm tra cao độ trần thạch cao

- Cán bộ trắc đạc nhà thầu dùng máy laser hoặc máy thủy bình để dẫn cao độ chuẩn vào trong phòng (thường là cao độ +1.00). Dùng để kiểm tra chiều cao trần trong quá trình thi công, tại mỗi bề mặt tường đánh 1 số vị trí để lấy mốc kiểm tra

- Cán bộ trắc đạc nhà thầu dùng dây mực đánh dấu nối các điểm được đánh dấu lại với nhau để có các đường thẳng in dấu mực trên tường, cos trần thạch cao là các đường thẳng nối lại với nha này.

thi công trần thạch cao
Nhãn

2. Lắp đặt thanh V tường, ty ren trần thạch cao

- Sau khi cán bộ trắc đạc nhà thầu xác nhận được cos trần, cho công nhân tiến hành đóng V tường xung quanh, lưu ý khoảng giữa các đinh bề tông từ 20-25cm.

- Công nhân dùng mũi khoan d6 khoan vào dầm, trần bê tông thô phía trên, khoảng cách không vượt quá 90cm.

- Hướng dẫn công nhân đóng nở ren vào các điểm này bằng cách dùng búa đóng vào cây thép có đường kính nhỏ hơn đường kính của nở ren và cây thép này được xỏ vào trong nở ren. Cho công nhân vặn ty ren có chiều dài theo kích thước đã định trước vào ty ren.

Lưu ý: Trong quá trình vặn ty ren thợ thi công ty ren phải dùng kìm, không được dùng phương pháp bẻ cong để quay.

 

3. Treo khung xương trần thạch cao

- Cho công nhân treo thanh xương cá vào các thanh ty ren và giữ lại bằng các vít ê cu trên dưới. Sau đó thợ khoan nối các đầu thanh xương cá lại với nhau yêu cầu khoảng cách không vượt quá 90 cm

- Công nhân thi công Cài thanh U gai vuông góc với thanh xương cá vào các điểm cài trên thanh xương cá. Yêu cầu khoảng cách các thanh U không quá 300 mm. Sau đó công nhân dùng đinh ri vê nối hai đầu thanh xương U gai lại với nhau.

- Cân giàn: Công nhân thi công căng dây từ điểm mép V bên này sang điểm mép V đối diện. Số lượng các điểm dây căng này tùy theo kích thước của mặt trần. Sau đó, điều chỉnh chiều cao hệ khung xương trần thạch cao theo dây cân giàn bằng Ecu trên và dưới. Dùng chốt đinh ri vê giữa thanh U gai và V tường xung quanh để cố định hệ khung xương trần thạch cao.

Lưu ý: Kiểm tra các vị trí khoét lỗ và có biện pháp gia cố các lỗ mở vị trí cắt xương U. Cố định thanh U gai vào ty bằng 2 ê cu trên dưới.

4. Bắt tấm trần thạch cao

- Công nhân thi công trần đưa tấm trần lên áp sát hệ khung xương (áp sát vào U bắt tấm) cố định tấm vào khung xương trần bằng cách dùng khoan bắt vít bắt vít đen vào bề mặt tấm và vị trí U bắt tấm (khoảng cách từ 20 - 25cm giữa các điểm bắt vít), các tấm nên được bắt so le nhau tránh xuất hiện các vết nứt sau này. Khe hở giữa các tấm không vượt quá 3mm. Các đầu đinh phải được chét bằng bột chét chuyên dụng.

- Xử lý mối nối trần thạch cao: Sử dụng băng keo lưới hoặc băng keo giấy dán vào chỗ nối giữa hai mép tấm hoặc giữa tấm trần và tường. Cho công nhân dùng bay miết bột xử lý mối nối vào các mép nối giữa hai tấm đã được dán băng keo (Lưu ý  thợ phải miết mạnh tay và miết lại nhiều lần về một phía làm cho bột vào được trong khe và băng keo không bị nhăn).

5. Sơn bả - Hoàn thiện trần thạch cao

Sau khi công nhân xử lý mối nối xong sau tối thiểu 24 giờ sẽ tiến hành sơn bả.

thi công trần thạch cao1

Bả lần 1. Xử lý sơ bộ bề mặt tấm, công nhân chỉ cần bả một lớp mỏng lên bề mặt tấm.

Bả lần 2. Chờ đến khi bả lần 1 khô thì thợ sơn bạ tiếp tục bả lần 2, sau khi bả lần hai xong độ phẳng trên bề mặt tấm phải được đồng đều, không để lại các vết gờ tại vị trí xử lý mối nối. Phải kiểm tra vị vấn đề này

Lăn sơn: Sau khi xử lý bề mặt tấm bằng bả ma tít đạt yêu cầu thì thợ sơn bả sẽ tiến hành lăn sơn cho đến khi hoàn thiện.

các bạn có thể tìm hiểu thêm: Quy trình thi công nhà 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Quy trình thi công trần thạch cao khung xương chìm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04158 sec| 762.008 kb