Tìm hiểu về các loại móng nhà thường được thi công xây dựng hiện nay

28/12/2022 - Đào tạo
Móng là bộ phận không thể thiếu khi xây dựng ngôi nhà, có những loại móng nhà nào được sử dụng hiện nay, cách chọn loại móng nhà như thế nào thì phù hợp để xây dựng ngôi nhà. Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Định nghĩa về các loại móng

 Móng là phần mở rộng đáy công trình xây dựng để tăng diện tích tiếp xúc giữa nhà và nền đất. Giúp giảm áp lực của công trình truyền lên nền đất. Nhằm mục đích nhà bị lún ít và nền đất phía dưới không bị trượt khi xây dựng công trình.

Có nhiều cách phân loại móng khác nhau và dựa vào từng đặc điểm cụ thể để phân loại như:

  • Theo vật liệu làm móng : móng bê tông, móng gạch, móng đá hộc.

  • Theo hình dáng móng:  móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.

  • Theo chiều cao đặt móng: Móng nông, móng sâu.

2. Cấu tạo các loại móng nhà và nên sử dụng cho công trình nào

Tuy chức năng là giống nhau giúp ngôi nhà đứng vững trong quá trình sử dụng nhưng cấu tạo các loại móng lại khác nhau:

Móng đơn

 Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

các loại móng

1.Cấu tạo:

  • Móng (hay còn gọi là bản móng): Thường có đáy dạng chữ nhật, có kích thước 1.2x1.5x0.4m

  • Giằng móng: Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình.

  • Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thường được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng.

  • Lớp bê tông lót: Thường dày 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100.

2.Sử dụng cho công trình:

  • Các loại móng đơn thường được sử dụng cho công trình nhà dân dụng có tải trọng nhỏ, chiều cao nhà từ 3 tầng trở xuống, nền đất khu vực xây dựng tương đối tốt.

Xem thêm: Kinh nghiệm thi công móng nhà ở tư nhân tiết kiệm

Móng băng

có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột.

các loại móng

1. Cấu tạo

  • Chiều dày lớp bê tông lót: Thường dày 0.1m, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100.

  • Kích thước bản móng thường: Chiều rộng khoảng (1.2m ÷ 1.5 m) chiều dài chạy dọc theo toàn bộ dầm móng ngôi nhà.

  • Kích thước dầm móng thường: chiều rộng khoảng (0.2m ÷ 0.5m) chiều dài chạy dọc theo toàn bộ bản móng ngôi nhà.

  • Thép bản móng thường: Φ14a200 đi 1 lớp.

  • Thép dầm móng thường: thép dọc 8Φ(18-25), thép đai Φ8a200.

2.Sử dụng cho công trình:

Thường sử dụng cho công trình nhà ở như trường học, cơ quan. có chiều dài nhà lớn, chiều cao nhà từ 3 tầng trở xuống. giúp ngôi nhà lún đều.

Móng bè

trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình

các loại móng

1.Cấu tạo

  • Lớp bê tông lót móng : Thường dày 0.1m, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100.

  • Bản móng có kích thước: trải bộ toàn bộ ngôi nhà tùy, dày khoảng 0.2 ÷ 0.4m

  • Thép bản móng: thường Φd14a150 đi 2 lớp.

2.Sử dụng cho công trình:

Thường sử dụng cho nhà dân dụng xây trên nền đất yếu, tải trọng nhà không lớn có thể sử dụng móng bè. Giảm độ lún của ngôi nhà. Đặc biệt nhà cao tầng lớp đài móng đầu cọc người ta sẽ dùng móng bè giúp giảm lún ngôi nhà tốt hơn.

Móng cọc

Là các loại móng nhà gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu.

các loại móng

1.Cấu tạo:

  • Đài cọc : thường là hình chữ nhật hoặc vuông có kích thước (1.2÷2m)x1m

  • Cọc: thường dùng cọc hình vuông hoặc tròn có kích thước 0.2x0.2m,0.25x0.25m.

2.Sử dụng cho công trình:

Các loại móng cọc được sử dụng cho mọi loại công trình vì khả năng chịu lực tốt, nhưng nên sử dụng vào công trình chiều cao tầng lớn từ 4 tầng trở lên, đất nền dưới nhà yếu.

Xem thêm: Quy trình thi công móng cọc chi tiết 

Móng gạch

Thường được sử dụng từ gạch đất nung loại đặc. Khi thiết kế nhà cấp 4, nhà công trình có thời gian sử dụng tạm thì có thể sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nhanh.

các loại móng

1.Cấu tạo:

  • Chiều rộng: đáy móng thường khoảng 0.5m đỉnh móng bằng chiều rộng tường nhà thường là 0.22m

  • Chiều sâu: thường là 1.2m

  • Chiều cao mỗi bậc móng lấy theo chiều dày 2- 3 hàng gạch thường là 0.2m

2.Sử dụng cho công trình:

Các loại móng nhà thi công  gạch được sử dụng thi công khi nền đất khu vực xây dựng công trình tốt, công trình nhà cấp 4, công trình có thời gian sử dụng tạm 1 thời gian. Thường xây dựng ở vùng nông thôn vì có sẵn vật liệu, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.

Móng xây đá hộc

Đối với công trình ở vùng có sẵn đá hộc, công trình có đặc điểm quy mô vừa không cần yêu cầu đặc biệt thì có thể sử dụng.

các loại móng nhà

1. Cấu tạo:

  • Khi xây nhà bằng đá hộc do kích thước viên đá khác nhau nên chiều rộng của đáy móng tối thiểu phải 0.6m. để đảm bảo chiều rộng móng không lớn hơn 1/3 viên đá.

  • Với móng có giật bậc, chiều cao mỗi bậc thường không nhỏ hơn 50 cm.

2.Sử dụng cho công trình:

Xây móng đá hộc: sử dụng các công trình nhà cấp 4 hoặc nhà có tải trọng nhỏ xây trên nền đất tốt ở vùng miền núi. Do có nguồn vật liệu có sẵn nên tiết kiệm chi phí. Thuận tiện mà vẫn đảm bảo an toàn công trình.

Kết luận

Để chọn móng xây dựng ngôi nhà phù hợp thì phải dựa vào các tiêu chí như: tải trọng ngôi nhà, chiều cao tầng xây, nền đất khu vực xây dựng ngôi nhà để lựa chọn móng nhà phù hợp.

Xem thêm: Kinh nghiệm thuê giám sát xây nhà

Đánh giá - Bình luận
1 bình luận, đánh giá về Tìm hiểu về các loại móng nhà thường được thi công xây dựng hiện nay

NTnguyễn tuấn

đọc xong bài viết mới biết cách vì sao móng nhà mình lại thi công như vậy

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.14159 sec| 791.398 kb